Chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao, có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán, theo dõi, điều trị bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc chụp CT là gì? Chụp CT có cần nhịn ăn không?
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Chụp CT có cần nhịn ăn không?
Chụp CT hay còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh ra đời từ năm 1973. Càng ngày, với sự phát triển của công nghệ, các máy chụp CT càng có tốc độ quét nhanh, độ phân giải hình ảnh cao và hạn chế tác động của tia bức xạ lên người bệnh. Tuy nhiên, xung quanh kỹ thuật chẩn đoán này vẫn còn nhiều băn khoăn của người bệnh như: Chụp CT có vai trò gì? Chụp CT giúp phát hiện bệnh gì hay chụp CT có cần nhịn ăn không?…
Contents
Chụp CT là kỹ thuật gì?
Có thể nhiều người trong chúng ta đã nghe nói đến phương pháp chụp CT nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về kỹ thuật này. Chụp CT còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính, chụp CT – Scan. Đây là kỹ thuật được giới chuyên môn đánh giá là một thành tựu xuất sắc trong chẩn đoán hình ảnh. Chụp CT mang đến kết quả chính xác hơn những phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường khác. Kết quả chụp CT có vai trò đặc biệt quan trọng trong hỗ trợ các bác sĩ đánh giá, chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh.
Chụp cắt lớp vi tính CT sử dụng máy chụp cắt lớp CT sử dụng tia X để quét lên bộ phận cơ thể cần chụp theo lát cắt ngang. Máy vi tính sẽ xử lý để cho ra hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cơ thể được chụp. Máy CT scan có thể chụp được hầu hết các bộ phận cơ thể từ sọ não, đầu, vai, cột sống, lồng ngực, phổi, tim, ổ bụng, vùng chậu, các xương khớp… Chụp CT đặc biệt hiệu quả khi kiểm tra các khối u, tình trạng nhiễm trùng, các cục máu đông hay tình trạng chảy máu trong.
Khi nào bác sĩ chỉ định chụp CT?
Không phải lúc nào người bệnh cũng được chỉ định chụp CT. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nhau. Một số trường hợp dưới đây thường được chỉ định chụp CT- Scanner:
- Bệnh nhân có dấu hiệu của chấn thương ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể từ sọ não, lồng ngực, xương, ổ bụng, khung chậu…. Chụp cắt lớp CT giúp phát hiện chấn thương và đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
- Chụp cắt lớp phổi để phát hiện, theo dõi ung thư phổi. Bệnh nhân mắc các bệnh ung thư như: Ung thư gan, ung thư thận, ung thư bàng quang, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng… sẽ được bác sĩ chỉ định chụp CT để đánh giá các tổn thương. Việc này giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh, đưa ra hướng điều trị phù hợp và theo dõi điều trị bệnh. Với các bệnh nhân có tiên lượng xấu, chụp cắt lớp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đặc biệt hữu ích.
- Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng, có cục máu đông hay có u trong não cũng được chỉ định chụp CT.
- Chụp cắt lớp CT cũng hỗ trợ việc chẩn đoán các bệnh lý động mạch như: Bệnh động mạch vành, động mạch não… Đây đều là những bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Chụp CT giúp phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời và hạn chế được nguy cơ biến chứng.
Chụp CT có cần nhịn ăn không?
Quay trở lại với thắc mắc của nhiều người: Chụp CT có cần nhịn ăn không? Câu trả lời của câu hỏi này phụ thuộc vào các yếu tố như: Vị trí chụp CT và người bệnh có dùng thuốc cản quang hay không. Cụ thể là:
Bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh có cần nhịn ăn trước khi chụp CT hay không tùy thuộc vào cơ quan, bộ phận cần kiểm tra. Nếu chụp CT vùng đầu, xoang, cột sống, chân, tay, người bệnh sẽ không cần nhịn ăn. Nếu chụp CT cổ, ngực, khung xương chậu, ổ bụng, người bệnh cần nhịn ăn hoặc nhịn cả uống trước khi chụp. Chụp CT ổ bụng có cần nhịn ăn không? Câu trả lời là có.
Ngoài ra, người chụp CT cũng không cần nhịn ăn nếu không được yêu cầu dùng thuốc cản quang. Thuốc cản quang là một loại dung dịch chứa i-ốt, được tiêm vào cơ thể người bệnh trước khi chụp CT. Khi đi vào cơ thể, các cấu trúc bên trong sẽ bắt thuốc và tạo ra hình ảnh màu trắng sáng trên màn hình chụp CT. Nhờ đó, vùng tổn thương được phân biệt rõ với các vùng xung quanh và nâng cao độ chính xác cho quá trình chẩn đoán.
Chụp CT có được ăn không? Nếu cần dùng thuốc cản quang, người bệnh có thể sẽ được yêu cầu nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng trước khi chụp CT. Thông thường, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn kỹ càng cho người bệnh về những gì cần chuẩn bị trước khi chụp CT nên bệnh nhân không cần quá lo lắng.
Tìm hiểu thêm: Cùng tìm hiểu nhược điểm của cầu răng sứ và lưu ý khi sử dụng
Chụp CT cần lưu ý những gì?
Ngoài vấn đề nhịn ăn trước khi chụp CT ở một số vị trí, còn nhiều điều bệnh nhân cần lưu ý như:
- Phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mang thai cần thông báo cho bác sĩ khi có chỉ định chụp CT. Bác sĩ sẽ cân nhắc các phương án chẩn đoán tối ưu hơn hoặc áp dụng các biện pháp để giảm tối đa ảnh hưởng của tia X lên thai nhi.
- Khi chất cản quang vào trong cơ thể, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khó chịu như: Xuất hiện mùi vị kim loại trong miệng, cảm giác đỏ bùng hoặc nóng trong người. Những cảm giác này là bình thường và sẽ nhanh chóng quá đi nên người bệnh không cần quá lo lắng. Những bệnh nhân cần dùng thuốc cản quang khi chụp CT cần lưu lại theo dõi tại cơ sở y tế khoảng 30 phút sau khi chụp. Khi quá trình chụp CT hoàn thành, người bệnh nên tăng cường uống nước để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn nhiều, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ.
- Một số bệnh nhân dị ứng thuốc cản quang là do dị ứng với i-ốt trong thuốc. Vì vậy, nếu từng dị ứng với i-ốt hay dị ứng với chất cản quang trước đó, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ trước khi tiến hành dùng thuốc để có biện pháp tránh tác dụng phụ.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp 15 loại thuốc trị nấm móng chân hiệu quả
Chụp CT có cần nhịn ăn không đến đây bạn đã biết rồi chứ? Chụp CT sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu bạn thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, khi có chỉ định chụp CT, người bệnh nên hợp tác để hỗ trợ bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh.
Xem thêm: Thời gian chụp CT bao lâu? Khi nào nhận được kết quả?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể