Bị nhiệt miệng là tình trạng mà bất kỳ ai cũng đã gặp phải một lần trên đời. Tuy nhiên bị nhiệt miệng thường xuyên lại là tình trạng ít người mắc phải. Vậy điều trị nhiệt miệng tái phát thường xuyên như thế nào là hiệu quả?
Bạn đang đọc: Điều trị nhiệt miệng tái phát thường xuyên như thế nào?
Nhiệt miệng xảy ra khi chúng ta bị nóng trong người, ăn nhiều đồ cay nóng, căng thẳng kéo dài… Việc điều trị nhiệt miệng tái phát thường xuyên sẽ giúp người mắc phải giảm thiểu cảm giác đau đớn, khó chịu và thậm chí là ngăn ngừa một số bệnh lý.
Contents
Thế nào là nhiệt miệng?
Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ màu trắng hoặc kem xuất hiện xung quanh vòm miệng và có hình tròn hoặc hình oval, mức độ loét nông và có tên khoa học là aphthous ulcer.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết loét mà chúng có thể gây khó chịu khi ăn uống. Nếu vết nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn sẽ gây sốt, nổi hạch và các vấn đề về tiêu hóa ở một số người. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng khi bị nhiệt miệng vì bệnh có thể dễ dàng điều trị tại nhà.
Vết loét do nhiệt miệng khác với vết lở loét do virus herpes gây ra. Bởi vì vết loét nhiệt miệng thường không gây mụn nước, lây lan hoặc lan rộng vết loét. Chúng ta cũng cần hiểu rõ sự khác biệt cơ bản này để có thể điều trị hiệu quả
Nguyên nhân gây nên nhiệt miệng
Để hiểu tại sao vết lở lại xảy ra thường xuyên, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng.
Theo các bác sĩ, khi bị nhiệt miệng là do cơ thể đang cảnh báo chúng ta đang thiếu một số vitamin thiết yếu như B6, B2, C, Zn và axit folic. Nó cũng có thể là do bạn đang gặp phải tình trạng mất cân bằng nội tiết tố khi mang thai, kinh nguyệt hoặc giai đoạn căng thẳng tột độ.
Nhiễm vi khuẩn răng miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng. Nếu vòm miệng bị tổn thương khi đánh răng hoặc bạn vô tình cắn vào má trong, môi, lưỡi…, những vi khuẩn này sẽ ngay lập tức tấn công vào vùng tổn thương và gây loét tại vết thương.
Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ góc độ Đông y, khi bạn bị nhiệt miệng đó là do cơ thể bạn bị quá tải, ảnh hưởng đến quá trình các chất độc được loại bỏ khỏi cơ thể từ gan, mật, tuyến tụy và thận. Điều này cùng quan điểm của Tây y rằng rối loạn hệ tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm 2D cân nặng có chuẩn không? Cách dùng siêu âm 2D tính cân nặng thai nhi
Một phần nguyên nhân là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không phù hợp như ăn quá nhiều đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, ăn quá ít rau xanh hoặc uống quá nhiều đồ uống có chứa lượng caffeine cao.
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân hiếm gặp khác gây nên nhiệt miệng, chẳng hạn như virus HIV/AIDS, viêm loét đại tràng, sự rối loạn trong cơ chế tự miễn dịch Celiac…
Cách điều trị nhiệt miệng tái phát thường xuyên hiệu quả
Phòng tránh
Khi bạn đã hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng thường xuyên thì bạn hãy chuẩn bị kỹ càng và thường xuyên thay đổi thói quen xấu để phòng tránh như:
- Thay đổi thói quen hàng ngày bằng việc đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, sắp xếp lối sống hợp lý, tránh căng thẳng tinh thần.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống một cách khoa học và hợp lý. Những điều này không chỉ giúp cơ thể ngăn ngừa nhiệt miệng mà còn ngăn ngừa các bệnh như tim mạch, tiểu đường, mỡ máu và các bệnh khác.
- Vệ sinh răng thường xuyên và khám răng định kỳ để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
Cách điều trị
Khi bị nhiệt miệng bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu nhưng vẫn cần nhớ giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng và súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý có bán tại các hiệu thuốc. Nếu vết loét quá đau thì bạn có thể chỉ cần súc miệng nước muối thường xuyên khoảng từ 3 đến 4 lần một ngày. Nước muối không chỉ giúp khoang miệng của bạn được làm sạch mà còn giúp khử khuẩn, sát trùng vùng miệng bị lở loét.
>>>>>Xem thêm: U nang vú là bệnh gì?? U nang vú kiêng ăn gì?
Ngoài nước muối, giấm táo còn là nguyên liệu tuyệt vời để khử trùng những vùng bị loét do hàm lượng axit axetic có trong nó. Giấm táo được coi là một loại kháng sinh tự nhiên. Cách sử dụng là pha giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1:1 rồi súc miệng hàng ngày.
Ăn sữa chua có thể điều trị nhiệt miệng. Sữa chua chứa nhiều men vi sinh có lợi. Nhưng vi sinh vật này lại rất hữu ích trong việc tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Việc thiếu hụt vitamin và khoáng chất khiến nhiệt miệng xảy ra thường xuyên. Vì vậy, chúng ta có thể bổ sung các loại vitamin này thông qua các loại trái cây nhiệt đới để giúp cơ thể thanh lọc tốt hơn. Chẳng hạn buổi sáng nên uống một ly nước cam, bữa sáng có thể dùng trái cây để hỗ trợ đường ruột, uống nước chanh mật ong để giải nhiệt, làm sạch và giải độc cơ thể bằng cần tây, nước ép cà chua…
Nếu các phương pháp trên không hiệu quả thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin về tình trạng bị nhiệt miệng thường xuyên, tái phát nhiều lần và cách điều trị hiệu quả. Hiểu rõ nguyên nhân gây nhiệt miệng sẽ giúp chúng ta điều trị tốt hơn và hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết trên đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể