Viêm khớp dạng thấp tái phát: Biến chứng và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp là bệnh xương khớp tự miễn có biểu hiện phổ biến là sưng đau khớp gối, khó khăn khi vận động, di chuyển. Trong bài viết hôm nay, Kenshin mời bạn cùng tìm hiểu thêm về viêm khớp dạng thấp tái phát và một số thông tin liên quan.

Bạn đang đọc: Viêm khớp dạng thấp tái phát: Biến chứng và cách điều trị

Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn nên có nguy cơ tái phát rất cao. Có đến hơn 60% bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp tái phát và tình trạng có chiều hướng trở nên nghiêm trọng hơn ban đầu. Vậy viêm khớp dạng thấp tái phát có thể dẫn đến biến chứng gì và điều trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm khớp dạng thấp

Trước khi đi sâu hơn tìm hiểu tình trạng viêm khớp dạng thấp tái phát, bạn nên biết đến những tác nhân gây bệnh để phòng tránh và chữa trị, ngừa tái phát tốt hơn. Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn của cơ thể, có tính chất mạn tính và có thể xuất hiện ở mọi khớp trên cơ thể, phổ biến nhất là khớp gối.

Những tổn thương do bệnh viêm khớp dạng thấp ban đầu xuất phát từ các bao hoạt dịch khớp, viêm nhiễm dần lan ra các vùng quanh khớp và khiến bệnh nặng hơn. Tỷ lệ phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp tái phát cao hơn nam giới, độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là khoảng độ trung niên. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh tăng dần do nhiều nguyên nhân đã được ghi nhận, trong đó có yếu tố di truyền và chế độ sinh hoạt, vận động.

Viêm khớp dạng thấp tái phát: Biến chứng và cách điều trị 1

Viêm khớp dạng thấp tái phát ở phụ nữ và tuổi trung niên thường khá cao

Cơ chế gây bệnh viêm khớp dạng thấp là cho tình trạng tự miễn ở mỗi người, liên quan mật thiết đến hệ miễn dịch. Thay vì bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh bên ngoài, người mắc bệnh tự miễn lại có hệ miễn dịch tấn công ngược các bao hoạt dịch khớp và gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp tái phát.

Đến nay, các nghiên cứu khoa học chưa thể tìm ra nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch hoạt động sai lệch, trong đó, có nhiều ý kiến cho rằng bệnh tự miễn, trong đó có viêm khớp dạng thấp tái phát bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Tuy nhiên, dựa trên kết quả nghiên cứu, yếu tố di truyền không thể là tác nhân trực tiếp gây tổn thương khớp.

Một số nguyên nhân bên ngoài như môi trường sống, mầm bệnh, virus, vi khuẩn,… được cho là tác động để nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp.

Các giai đoạn chính của bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp một khi xuất hiện sẽ phát triển theo các giai đoạn cụ thể, kể cả là viêm khớp dạng thấp tái phát cũng theo các giai đoạn tương tự. Người bệnh có thể tự cảm nhận được mức độ tổn thương tương ứng với mỗi giai đoạn thông qua triệu chứng hoặc một số các biểu hiện lâm sàng, hình ảnh chụp X-quang khớp,… Viêm khớp dạng thấp tiến triển theo các giai đoạn như sau:

Viêm khớp dạng thấp giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, người bệnh có thể ít cảm nhận đau nhức, dấu hiệu bệnh chưa rõ ràng và sưng đỏ, đau ở khớp có nhưng tần suất chưa cao. Phản ứng viêm ở khớp có thể làm khớp bị sưng to hơn bình thường nhưng tổn thương khớp ở giai đoạn này chưa nhiều.

Viêm khớp dạng thấp giai đoạn 2: Khi tiến đến giai đoạn này, viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp dạng thấp tái phát đều đã có triệu chứng viêm nặng hơn, thông qua hình ảnh chẩn đoán có thể thấy được sụn khớp tổn thương rõ rệt, cấu trúc sụn khớp bị viêm và triệu chứng đau nhức khớp nhiều hơn.

Viêm khớp dạng thấp giai đoạn 3: Tiến đến giai đoạn 3 của viêm khớp dạng thấp nghĩa là bệnh đã ở mức độ nặng và có thể gây ra một số biến chứng hoặc tổn thương vĩnh viễn đối với sức khỏe. Đầu xương có thể bị tổn thương, mài mòn do ma sát nhiều, phản ứng viêm nặng hơn và đau nhức gần như liên tục, mất khả năng vận động khớp.

Viêm khớp dạng thấp giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, người bệnh gần như không thể đi lại, vận động hoặc di chuyển do khớp bị tổn thương nhiều và viêm nặng, sưng khớp, đau nhức nhiều, cứng khớp, thậm chí là hỏng hoàn toàn khớp hoặc dính khớp.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân nào khiến chất béo trung tính tăng cao?

Viêm khớp dạng thấp tái phát: Biến chứng và cách điều trị 2
Viêm khớp dạng thấp tái phát không điều trị kịp thời có thể gây dị dạng khớp, dính khớp,…

Đề cao cảnh giác với bệnh viêm khớp dạng thấp tái phát

Do bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, cần dựa vào tình trạng sức khỏe thực tế là chủ yếu nên nguy cơ viêm khớp dạng thấp tái phát là khá cao. Theo thống kê, có đến gần 60% bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp tái phát và tình trạng có thể nặng hơn lần trước.

Một số người thường dễ nhầm lẫn viêm khớp dạng thấp tái phát với bệnh lý xương khớp khác như loãng xương, lupus ban đỏ, viêm khớp vảy nến,… nên không chữa trị, can thiệp kịp thời dẫn đến nguy cơ biến chứng nặng hơn rất cao. Những biến chứng khi không tiến hành điều trị viêm khớp dạng thấp tái phát có thể xảy đến bao gồm:

Loãng xương: Một trong những biến chứng nguy hiểm khi bị viêm khớp dạng thấp tái phát, đó là bệnh loãng xương. Bệnh lý này có thể đến từ từ do ảnh hưởng bởi viêm khớp dạng thấp và xương dần suy yếu, giòn hơn và dễ gãy.

Khô mắt, khô miệng: Người bệnh bị viêm khớp dạng thấp tái phát được chẩn đoán có nguy cơ cao mắc hội chứng Sjogren – một hội chứng gây rối loạn giảm độ ẩm ở mắt và miệng.

Nhiễm trùng: Căn bản bệnh viêm khớp dạng thấp là một dạng nhiễm trùng và nếu không điều trị có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, ảnh hưởng đến cả hệ miễn dịch.

Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng ống cổ tay được cho là một trong những biến chứng khá phổ biến khi bị viêm khớp dạng thấp tái phát nhưng không điều trị kịp thời.

Bệnh tim mạch: Viêm khớp dạng thấp tái phát nhưng không điều trị tốt hoàn toàn có thể dẫn đến bệnh tim mạch, tăng nguy cơ xơ vữa, xơ cứng động mạch, viêm ngoài màng tim.

Phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm khớp dạng thấp tái phát

Khi được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp tái phát, bạn cần thực hiện điều trị theo khuyến cáo từ bác sĩ và kết hợp với các phương pháp hỗ trợ như:

Chế độ ăn uống: Thực đơn của người bị viêm khớp dạng thấp tái phát cần cân nhắc đến một số thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, tăng khả năng chống viêm cho cơ thể như rau xanh, nấm, yến mạch, trái cây tươi, táo, sữa chua,…

Ngủ đủ giấc: Với người bệnh viêm khớp dạng thấp tái phát, việc ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý là chìa khóa quan trọng để bệnh được cải thiện tốt hơn. Bệnh nhân nên đi ngủ sớm và nghỉ ngơi thêm 30 – 45 phút giữa ngày, giữ tinh thần luôn phấn chấn, vui vẻ.

Viêm khớp dạng thấp tái phát: Biến chứng và cách điều trị 3

>>>>>Xem thêm: Cách xoa bụng chữa táo bón hiệu quả, dễ thực hiện

Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi nhiều hơn giúp khớp nhanh chóng phục hồi

Tập thể dục: Nhiều người cho rằng bị viêm khớp dạng thấp tái phát không nên vận động nhiều sẽ tăng nguy cơ tổn thương, nhưng thực tế việc tập thể thao đều đặn sẽ giúp khớp được khỏe mạnh hơn, tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, đưa hệ miễn dịch trở lại hoạt động như bình thường.

Mong rằng qua những chia sẻ trên đây từ Kenshin đã giúp bạn hiểu hơn về viêm khớp dạng thấp tái phát cũng như một số thông tin về bệnh lý này. Khi nghi ngờ viêm khớp dạng thấp tái phát hoặc có biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tiến hành chẩn đoán và điều trị.

Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp vị thành niên và những điều cần biết

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *