Phòng ngừa một số bệnh trong và sau lũ lụt

Lũ lụt và triều cường gây ngập nặng sâu ở nhiều khu vực miền Trung khiến người dân chịu nhiều khó khăn vất vả, thiếu nước sạch, thường xuyên ngâm mình trong nước lũ, từ đó cũng mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Bài viết chia sẻ một số cách phòng ngừa một số bệnh trong và sau lũ lụt.

Bạn đang đọc: Phòng ngừa một số bệnh trong và sau lũ lụt

Nấm ăn chân, sốt xuất huyết, cảm cúm… là một số bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ, mà nguyên nhân chính là do tiếp xúc thường xuyên với nước lũ hoặc do môi trường ẩm thấp kéo dài. Để tránh những biến chứng nguy hiểm chúng ta nên tìm hiểu trước về cách phòng chống những bệnh này.

Những bệnh ngoài da

Phòng ngừa một số bệnh trong và sau lũ lụt 1Lũ lụt khiến người dân dễ mắc các bệnh ngoài da do nước bẩn

Những bệnh ngoài da như chốc lở, ghẻ, nấm ăn chân là những bệnh thường gặp nhất khi bước vào mùa triều cường, lũ lụt. Việc phải thường xuyên ngâm mình trong nước bẩn, không đủ nước sạch để vệ sinh cá nhân tạo điều kiện cho những loại vi khuẩn có trong nước tấn công vào những vùng da trầy xước, nhạy cảm, gây ngứa ngáy khó chịu, nổi mề đay khắp người.

Cách phòng tránh những bệnh ngoài da do lũ:

  • Sử dụng những loại giày chuyên dụng khi lội nước để bảo vệ đôi chân, tránh gây trầy xước tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công.
  • không ngâm mình trong nước dơ quá lâu, sau khi lội nước về phải tắm bằng nước sạch, rửa, kỳ cọ tay chân thật sạch, nhất là những bộ phận như móng tay, móng chân, các kẽ ngón tay, chân…
  • Hong khô giày, tránh mang vớ ướt hoặc giày ẩm liên tục dễ gây nấm chân, hôi chân với những mùi hôi khó chịu.
  • Khi ngứa ngáy khó chịu thì nên thoa dầu, không nên gãi mạnh gây trầy xước da và không dùng xà bông khi các kẽ ngón chân đã bị tổn thương vì dễ gây kích ứng da.
  • Không dùng giày, dép, quần áo hoặc những vật dụng chung với người khác vì rất dễ bị lây bệnh.
  • Khi phát hiện những tổn thương do nấm ăn chân hãy bôi các thuốc trị nấm chuyên biệt hoặc ngâm chân bằng các dung dịch như dấm, rượu, muối, gừng, phèn chua… để sát trùng, sau đó nghỉ ngơi tốt và hạn chế tiếp xúc với nước để bệnh mau thuyên giảm.

Sốt xuất huyết

Tìm hiểu thêm: Ăn gì tốt cho hệ thần kinh để giúp tinh thần minh mẫn, tập trung?

Phòng ngừa một số bệnh trong và sau lũ lụt 3Sốt xuất huyết thường bùng phát mạnh vào mùa mưa lũ

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm vi rút dengue có trong muỗi vằn gây ra, dễ diễn biến thành dịch do muỗi đốt người bệnh nhiễm vi rút truyền sang người lành.

Mùa mưa lũ vào tháng 9, 10, 11 với không khí ẩm, xung quanh nhiều ao tù nước đọng tạo điều kiện do dịch bệnh phát triển, vì thế chúng ta cần áp dụng những phương pháp phòng bệnh sau:

  • Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày để tránh bị muỗi đốt, nên cho trẻ em mặc quần áo dài tay, thoa các dung dịch chống muỗi đốt. Nếu xung quanh bị ngập lụt thì nên xông khói để xua muỗi hoặc sử dụng nhang muỗi, tinh dầu để xua muỗi trong phòng.
  • Với những nơi không ngập lụt thì những cơn mưa đi qua cũng để lại nhiều ao tù nước đọng, vì thế chúng ta có thể lấp đầy các hố nước bằng đất, đá hoặc tháo cạn nước trong các ao nước này.
  • Nếu trong gia đình có người bị sốt xuất huyết thì nên ngủ trong mùng hoặc rèm che – được tẩm hóa chất diệt muỗi, tránh muỗi đốt khiến bệnh lây lan cho người khác.

Bệnh dịch tả

Ô nhiễm nguồn nước khi mùa mưa lũ đến, khiến người dân bị thiếu nước sạch sử dụng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tả. Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh tả chủ yếu là nôn và tiêu chảy nhiều lần gây mất nước trầm trọng, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và uể oải.

Vi khuẩn bệnh tả có tồn tại trong nước lũ trong thời gian dài, sau đó nhiễm vào thức ăn, thuốc uống khi người bệnh sử dụng nguồn nước không được đun sôi và khử khuẩn này. Để phòng chống dịch tả, ta cần thực hiện những phương pháp sau:

  • Bệnh tả có thể phòng ngừa bằng vacxin vì thế mẹ có thể cho con trẻ tiêm ngừa lúc nhỏ để phòng chống bệnh.
  • Trong môi trường lũ lụt, chúng ta nên tích trữ nước sạch để sử dụng, thực hiện ăn chín uống sôi và hạn chế ăn rau sống, thức ăn sống trong thời gian này.
  • Cố gắng giữ gìn tay chân sạch sẽ, nếu có thể hãy sử dụng nước rửa tay khô phòng trường hợp không có nước, hoặc nếu có đủ nước sạch thì hãy rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không được đi vệ sinh bừa bãi vì bệnh cũng lây lan qua chất thải của người bệnh. Thường xuyên sát khuẩn nhà vệ sinh bằng vôi bột, Cloramin B…
  • Khi phát hiện những dấu hiệu người thân hoặc những người xung quanh bị tiêu chảy cấp thì phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Những bệnh về đường hô hấp

Phòng ngừa một số bệnh trong và sau lũ lụt 2

>>>>>Xem thêm: Vì sao tập thể dục ngoài trời lạnh lại giảm cân nhanh hơn?

Mưa, gió, bão khiến bạn và người thân dễ mắc các bệnh về đường hô hấp

Mưa gió liên tục, bão lũ khiến chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với nước lạnh, với những hộ bị ngập sâu thì không tránh khỏi luôn phải ngâm mình trong nước. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nhiễm lạnh và viêm phổi, hoặc những bệnh do vi khuẩn truyền nhiễm như viêm họng, cảm cúm.

Các phương pháp phòng chống các bệnh về đường hô hấp:

  • Vì thế trong thời gian này chúng ta phải tăng cường giữ ấm cổ họng, uống nước ấm và tránh hút thuốc lá và sử dụng những chất kích thích như rượu, bia mà thay vào đó uống nước nhiều để tăng cường sức đề kháng.
  • Ra đường nhớ mặc áo mưa, nếu bị dính nước mưa nên về nhà tắm nước ấm, lau khô bằng khăn, mặc quần áo ấm áp, ăn những thức ăn nóng để làm tăng nhiệt, giữ ấm cơ thể hiệu quả.
  • Bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều chất oxi hóa, vitamin và khoáng chất, đồng thời sử dụng những trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, đu đủ, kiwi, rau cải xoăn để tăng cường đề kháng, chống lại vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *