Tatanol là một sản phẩm của công ty cổ phần Pymepharco, được sử dụng để giảm đau và hạ sốt ở mức độ nhẹ đến vừa. Nhiều mẹ bầu thường quan tâm rằng liệu tatanol có dùng được cho phụ nữ cho con bú không? Kenshin sẽ giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tatanol có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?
Tatanol là một sản phẩm thuốc giảm đau và hạ sốt phổ biến, chứa hoạt chất chính là acetaminophen. Thắc mắc về “Tatanol có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?” là nỗi băn khoăn của nhiều người. Mời bạn tham khảo bài viết sau đây để tìm ra câu trả lời nhé!
Contents
Tatanol là thuốc gì?
Tatanol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến có chứa hoạt chất chính là acetaminophen. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, với quy cách đóng gói 10 viên/vỉ và 10 vỉ/hộp, tiện lợi cho người sử dụng.
Khi uống, tatanol được hấp thu một cách nhanh chóng và hoàn toàn vào cơ thể. Hiệu quả của thuốc thường kéo dài trong khoảng 3-4 tiếng sau khi uống. Khi đến giai đoạn thải trừ, tatanol được bài tiết ra khỏi cơ thể chủ yếu qua nước tiểu ở dạng liên hợp.
Công dụng
Tatanol chứa hoạt chất chính là 500mg acetaminophen, có công dụng giảm đau và hạ sốt ở mức độ nhẹ và vừa. Đây là loại thuốc thường được sử dụng trong việc điều trị các cơn đau như nhức đầu, đau họng, cảm cúm, đau xương khớp, đau kinh nguyệt, đau răng,… Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời mà không điều trị được nguyên nhân gốc rễ của các bệnh lý.
Cơ chế tác dụng
Cơ chế tác dụng của tatanol dựa trên hai yếu tố chính:
- Cơ chế giảm đau: Tatanol ức chế quá trình tổng hợp chất trung gian gây đau gọi là prostaglandin.
- Cơ chế hạ sốt: Thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin tại trung tâm điều nhiệt ở vùng đồi thị, dẫn đến sự giãn mạch ở vùng ngoại biên. Điều này giúp tăng lưu thông máu qua da, làm tăng tiết mồ hôi và giảm nhiệt độ của cơ thể.
Tatanol có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?
“Tatanol có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?” là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm. Trong và sau giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu thường dễ bị nhiễm bệnh do cơ thể mẹ lúc này có nhiều thay đổi, sức đề kháng đã bị suy giảm. Vì vậy, việc sử dụng thuốc giảm đau là sự lựa chọn cần thiết khi mẹ bầu gặp các tình trạng đau đầu, nóng sốt,…
Thắc mắc “Tatanol có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?” được giải đáp là các thành phần của thuốc hoàn toàn có thể truyền qua nhau thai từ mẹ sang con, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào cho thấy thuốc gây hại cho trẻ đang bú mẹ. Để đảm bảo an toàn, phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Tìm hiểu thêm: THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH TẾT BÌNH AN – TRÚNG 88 CHỈ VÀNG 9999
Hướng dẫn sử dụng thuốc tatanol an toàn và hiệu quả
Sử dụng tatanol theo hướng dẫn không chỉ tối ưu hóa hiệu quả của thuốc mà còn ngăn ngừa các tình huống không mong muốn có thể xảy ra. Khi dùng tatanol, bạn cần lưu ý:
Liều dùng
Tatanol được dùng theo liều khuyến cáo như sau:
- Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Uống 1 viên/lần và mỗi ngày uống từ 2-3 lần. Khoảng cách giữa các liều dùng tối thiểu 4 tiếng. Không sử dụng quá 8 viên/ngày.
- Trẻ em trên 6 tuổi: Uống 1 viên/lần và uống 1 lần/ngày. Không sử dụng quá 4 viên/ngày.
Cần lưu ý không sử dụng tatanol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có chỉ định điều trị thêm từ bác sĩ. Không tự uống tatanol để điều trị sốt cao trên 39.5 độ C, sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc sốt tái phát.
Cách xử trí khi quên liều hoặc quá liều
Việc tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng thuốc là rất quan trọng. Tuy nhiên, khi bạn quên hoặc dùng quá liều tatanol, bạn nên tuân theo các hướng dẫn sau:
- Trường hợp quên liều: Sử dụng liều quên ngay khi bạn nhớ ra nhưng không được gấp đôi liều để bù vào liều quên. Nếu thời gian nhớ ra gần với thời gian uống liều kế tiếp, bạn nên bỏ qua liều quên và sử dụng liều kế tiếp theo lịch trình.
- Trường hợp quá liều: Khi bạn dùng quá liều tatanol, có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, tăng tiết mồ môi. Những triệu chứng này thường xảy ra trong 24 giờ đầu. Vì vậy, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời. Đừng tự ý xử lý quá liều mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Lưu ý, nên mang theo vỏ hộp thuốc khi đến bác sĩ để họ có thêm thông tin về loại thuốc bạn đã uống và giúp việc đưa ra hướng xử trí được hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em có nguy hiểm không? Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ
Chống chỉ định
Tatanol được chống chỉ định trong một số trường hợp dưới đây:
- Người quá mẫn với các thành phần của thuốc;
- Người thiếu hụt men G6PD (glucose-6-phosphat dehydrogenase);
- Người bị thiếu máu;
- Người bị suy gan nặng;
- Người có bệnh kèm theo liên quan đến tim, phổi, thận.
Bài viết trên đây đã chia sẻ về thông tin của thuốc tatanol cũng như giải đáp về thắc mắc “Tatanol có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?”. Việc sử dụng Tatanol cho phụ nữ đang cho con bú cần được xem xét cẩn thận. Kenshin cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết trên và chúc bạn thật nhiều sức khỏe.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể