Kể từ Apple Watch Series, Apple đã cho ra đời dòng sản phẩm đồng hồ thông minh kèm theo tính năng đo nồng độ oxy trong máu, giúp theo dõi sát sức khỏe tim mạch của người sử dụng, tránh những sự rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Bài viết hôm nay của Kenshin sẽ hướng dẫn bạn đọc cách đo oxy bằng Apple Watch.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách đo oxy bằng Apple Watch và một số vấn đề cần lưu ý
Bạn đang bối rối không biết đo oxy bằng Apple Watch như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Kenshin để được hướng dẫn chi tiết bạn nhé.
Contents
Tổng quan về nồng độ oxy trong máu
Nồng độ oxy trong máu, viết tắt là SpO2 – Saturation of peripheral oxygen, được định nghĩa là độ bão hoà oxy trong máu ngoại vi hay còn được gọi là chỉ số oxy hoá máu.
Việc theo dõi sát chỉ số SpO2 đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhất là đối với những đối tượng thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với cường độ cao hoặc những đối tượng đang mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp hoặc hen suyễn.
Trên thực tế, đối với một người khỏe mạnh, tuỳ theo độ tuổi mà nồng độ oxy trong máu sẽ dao động trong khoảng từ 95 – 100%. Nồng độ oxy dưới 95% có thể cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng thiếu oxy trong máu và nồng độ oxy trong máu dưới 90% báo động tình trạng thiếu oxy trong máu tương đương với suy hô hấp.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, độ bão hoà oxy động mạch ở người trẻ tuổi bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 96 – 98% và 95% ở người cao tuổi trên 70 tuổi. Nồng độ oxy máu được cho là đang ở trạng thái không bão hoà nếu chỉ số này dưới 90%.
Đo nồng độ oxy trong máu khả dụng trên thiết bị iPhone nào?
Để đo được nồng độ oxy trong máu trên Apple Watch, đầu tiên bạn cần chuẩn bị một thiết bị iPhone có ứng dụng Apple Watch đồng thời thiết bị iPhone này cần được trang bị từ iOS 14 trở lên.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý, để có thể sử dụng được tính năng đo nồng độ oxy trong máu, Apple yêu cầu điện thoại khả dụng là từ iPhone 6s trở đi và đồng hồ khả dụng là Apple Watch Series 6.
Cách đo oxy bằng Apple Watch
Khi bạn đã trang bị cho bản thân một thiết bị di động đến Apple Watch Series 6, để có thể đo oxy trong máu, bạn cần thực hiện lần lượt các bước dưới đây:
Chuẩn bị trên thiết bị iPhone
Mở ứng dụng sức khoẻ trong điện thoại sau đó bấm vào tab duyệt, chọn hô hấp và chọn oxy trong máu (Blood Oxygen). Tiến hành cài đặt Blood Oxygen. Lưu ý: Bạn có thể tìm Blood Oxygen trên App Store của Apple Watch và tải về trong trường hợp không tìm thấy ứng dụng này trên Apple Watch.
Thao tác trên Apple Watch
Đeo Apple Watch Series 6 vào tay và tiến hành khởi động đồng hồ. Để mở ứng dụng, bạn chọn Blood Oxygen. Ở bước này, bạn cần chú ý giữ nguyên cổ tay thẳng đồng thời cho mặt đồng hồ hướng lên trên. Bấm Start để khởi động thiết bị đo chỉ số SpO2, chờ trong khoảng 15 giây. Trong suốt quá trình này, hãy giữ cho tay không chuyển động bạn nhé.
Chở cho đến khi việc đo hoàn thành và kết quả hiện ra màn hình Apple Watch thì chọn Done để kết thúc quá trình đo.
Một số lưu ý khi đo oxy trên Apple Watch
Khi đo oxy trên Apple Watch, để đảm bảo rằng bạn có thể thực hiện được và kết quả cho ra chính xác, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trước khi đo
Trước khi thực hiện đo oxy trong máu, bạn cần chuyển bị một số mục sau:
- Hãy đảm bảo rằng ứng dụng Blood Oxygen có sẵn ở vùng lãnh thổ cũng như quốc gia bạn đang sinh sống. Trong quá trình thực hiện đo SpO2, bạn có thể kiểm chứng và khắc phục tình trạng này nếu cần.
- Cập nhật Apple Watch Series 6 lên phiên bản mới, tối thiểu là watchOS 7.
- Với người dùng dưới 18 tuổi, ứng dụng Blood Oxygen sẽ không có sẵn, bạn có thể kiểm tra hoặc cài đặt và xác nhận trong ứng dụng sức khoẻ của riêng iPhone ở mục Hồ sơ Y tế. Để theo tác bước này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào ứng dụng sức khoẻ trên màn hình sau đó bấm vào ảnh đại diện ở góc phải màn hình, chọn ID y tế và sau cùng là tiến hành thiết lập số tuổi.
Tìm hiểu thêm: Liệu pháp hormone nam hoá cho người chuyển giới (FTM)
Trong khi đo
Mặc dù các thao tác thực hiện không quá phức tạp, song để đảm bảo kết quả đo oxy bằng Apple Watch chính xác, bạn cần làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Đảm bảo đeo Apple Watch Series 6 ở trạng thái vừa phải, không quá lỏng hay không quá chặt. Giữ cổ tay luôn thẳng và Apple Watch hướng lên trên.
- Khi mở ứng dụng Blood Oxygen để thực hiện đo, hãy luôn giữ cho tay không chuyển động. Đặc biệt, bạn cần lưu ý giữ cho bề mặt cảm biến của Apple Watch tiếp xúc trực tiếp với da.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả đo phải kể đến như:
- Môi trường: Môi trường quá nóng hoặc quá lạnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo oxy bằng Apple Watch. Chẳng hạn như: Trời quá lạnh, máu qua da cổ tay sẽ giảm xuống gây khó khăn cho hoạt động cảm biến với ứng dụng Blood Oxygen. Chính vì thế, việc đảm bảo đo trong môi trường ổn định là điều vô cùng cần thiết.
- Chế độ tự động đo theo lịch trình nhất định: Khi bạn cài đặt đo oxy ở chế độ này trên Apple Watch, khi có một yếu tố nào đó tác động từ bên ngoài chẳng hạn như nắm chặt tay, vận động mạnh hay buông thõng hai bên hông… có thể dẫn đến sự không ổn định trong hoạt động của ứng dụng Blood Oxygen.
- Những thay đổi vĩnh viễn trên da: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những tác động lên da, chẳng hạn như hình xăm có thể ảnh hưởng đến khả năng đo oxy của Apple Watch bởi lẽ một số hình xăm có hoa văn và độ bão hoà có khả năng chặn ánh sáng từ cảm biến từ đó gây khó khăn trong việc đo nồng độ oxy trong máu bằng ứng dụng Blood Oxygen trên Apple Watch.
- Nhịp tim: Trong trường hợp nhịp tim của bạn quá cao khi đang trong trạng thái nghỉ ngơi, thường là trên 150 bmp, bạn sẽ không thể đo được lượng oxy trong máu.
>>>>>Xem thêm: Vận động sau sinh như thế nào là phù hợp? Một số bài tập vận động cho phụ nữ sau sinh
Cách xem lịch sử đo oxy trong máu
Tương tự như các tính năng theo dõi giấc ngủ hay đếm bước chân, bạn có thể theo dõi lịch sử đo nồng độ oxy trong máu của mình thông qua ứng dụng sức khoẻ trên iPhone.
Các thao tác để xem lịch sử đo oxy trong máu cũng không quá phức tạp, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau: Mở ứng dụng sức khoẻ trên iPhone, bấm chọn tab Browse sau đó chọn Respiratory (hô hấp), chọn Oxy trong máu (Blood Oxygen), xem các thông số theo ngày (Day), tháng (Month), tuần (Week), thậm chí là năm (Year).
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách đo oxy bằng Apple Watch cùng một số lưu ý khi sử dụng mà Kenshin đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng, bài viết này có thể mang đến cho độc giả nhiều thông tin sức khỏe hữu ích. Cảm ơn bạn đã luôn tin tưởng, dõi theo và đồng hành cùng Kenshin.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể