Xét nghiệm NK là gì? Những điều cần biết về xét nghiệm NK

Xét nghiệm đo hoạt tính tế bào NK là một phương pháp kiểm tra hiện đại trong sàng lọc ung thư, sảy thai liên tiếp hoặc vô sinh, được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để dự phòng cũng như hỗ trợ xác định nguyên nhân sảy thai nhằm tăng cường tỉ lệ sinh. Vậy khi nào cần thực hiện xét nghiệm NK và cần lưu ý trong quá trình thực hiện?

Bạn đang đọc: Xét nghiệm NK là gì? Những điều cần biết về xét nghiệm NK

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về xét nghiệm NK và tầm quan trọng của phương pháp này trong chuẩn đoán và điều trị dự phòng các bệnh lên quan đến hệ thống miễn dịch. Hãy cùng khám phá biện pháp giúp nâng cao sức khoẻ và chất lượng sống bạn nhé!

Tế bào NK có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Tế bào NK, viết tắt của Nature Killer Cell, hay còn được dịch là tế bào tiêu diệt tự nhiên, là một dạng bạch cầu tồn tại trong máu, xuất phát từ tủy xương và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Chiếm khoảng 10 – 15% trong tổng số tế bào lympho ở những người khỏe mạnh, tế bào NK nổi bật với khả năng tấn công tế bào ung thư một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Xét nghiệm NK là gì? Những điều cần biết 1

Tế bào NK (Nature Killer Cell) là tế bào tiêu diệt tự nhiên của cơ thể

Điều đặc biệt, NK không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự lão hóa, tế bào NK còn có khả năng chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại vào cơ thể con người.

Trong quá trình tuần hoàn của cơ thể, tế bào NK chiếm khoảng 2 – 5 tỷ tế bào, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, những yếu tố như tuổi tác, lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống không cân đối, tình trạng căng thẳng, và suy dược có thể dẫn đến suy giảm của tế bào NK, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành khối u và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong sản khoa, NK là tế bào miễn dịch quan trọng, được tìm thấy trong tử cung của phụ nữ. Tế bào NK có mặt trong nội mạc tử cung và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lớp niêm mạc, màng nhầy, ngăn chặn bong tróc của niêm mạc tử cung. Đặc biệt, trong giai đoạn phôi thai chuyển vào tử cung, số lượng tế bào NK tăng lên đáng kể.

Tìm hiểu về xét nghiệm NK

Xét nghiệm NK giúp đánh giá khả năng hoạt động của tế bào NK sau khi chúng được nuôi cấy trong môi trường chuyên biệt và có sự kích thích bởi các yếu tố nhất định. Mục tiêu của xét nghiệm là làm nổi bật tác dụng của tế bào NK, giúp chúng bộc lộ hiệu suất tối đa khi đối mặt với các yếu tố gây bệnh.

Xét nghiệm NK, còn được gọi là xét nghiệm miễn dịch, chỉ yêu cầu một lượng máu rất nhỏ và kết quả định lượng sẽ được cung cấp cho bệnh nhân sau khoảng 2 – 3 ngày. Đây là một phương pháp quan trọng giúp chẩn đoán và đánh giá tình trạng sức khỏe, đặc biệt là về khả năng tự vệ của hệ thống miễn dịch.

Xét nghiệm NK là gì? Những điều cần biết 2

Xét nghiệm NK giúp đánh giá khả năng hoạt động của tế bào NK

Ý nghĩa của xét nghiệm NK trong chuẩn đoán các bệnh liên quan

Xét nghiệm NK có ý nghĩa lâm sàng như thế nào?

Tế bào NK không chỉ đóng vai trò như một hàng rào quan trọng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư mà còn có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe tổng thể. Nếu hoạt động của tế bào NK giảm xuống có thể dẫn đến hình thành và phát triển các khối u. Kết quả xét nghiệm NK không chỉ giúp đánh giá tình trạng miễn dịch mà còn có thể phản ánh tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, từ đó giúp bác sĩ xác định hướng điều trị hoặc phòng ngừa nguy cơ phát bệnh.

Kết quả xét nghiệm NK được phân loại thành các mức độ khác nhau bao gồm:

  • Dưới mức trung bình (dưới 100 pg/ml): Cho thấy hoạt động của tế bào NK ở mức thấp, có thể là do đang có bệnh hiện tại (trừ khi có đặc điểm di truyền về tế bào NK thấp). Trong trường hợp này, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân và mầm mống gây bệnh.
  • Mức cảnh báo (100 – 249 pg/ml): Cho thấy tạm thời hoạt động của tế bào NK ở mức thấp, đòi hỏi bệnh nhân thường xuyên kiểm tra tại cơ sở y tế hoặc bệnh viện một lần mỗi năm. Đồng thời, cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và tăng cường hoạt động thể dục.
  • Mức bình thường (từ 250 pg/ml trở lên): Cho biết tế bào NK hoạt động bình thường, yêu cầu theo dõi sức khỏe một lần mỗi năm. Ngoài ra, việc cải thiện hệ thống miễn dịch là quan trọng để duy trì lối sống cân bằng, kèm theo việc thực hiện đều đặn các hoạt động thể dục.
  • Trên mức 500 pg/ml: Chứng tỏ rằng hoạt động của tế bào NK đang rất tốt.

Xét nghiệm hoạt tính tế bào NK không chỉ là công cụ hỗ trợ bác sĩ trong việc dự đoán và điều trị dự phòng tình trạng suy giảm miễn dịch mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp ở phụ nữ.

Tìm hiểu thêm: Protid là gì? Nhu cầu protid theo tuổi và giới tính

Xét nghiệm NK là gì? Những điều cần biết 3
Tế bào NK giảm xuống có thể dẫn đến hình thành và phát triển các khối u

Những đối tượng nào nên thực hiện xét nghiệm NK?

Nhóm đối tượng thích hợp để thực hiện xét nghiệm đo hoạt tính tế bào NK bao gồm:

  • Những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư: Người cao tuổi, người lao động trong môi trường độc hại, ô nhiễm, người thường xuyên sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá hoặc trong gia đình có tiền sử bị ung thư.
  • Người có nhu cầu kiểm tra sức khỏe và đánh giá khả năng miễn dịch tự nhiên để phòng chống ung thư.
  • Những người quan tâm đến việc tìm cách điều trị dự phòng ung thư hiệu quả và cải thiện sức khỏe.
  • Nhóm bệnh nhân liên tục sảy thai và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thất bại.

Cần lưu ý gì trong quá trình xét nghiệm NK?

Nhóm đối tượng không nên thực hiện xét nghiệm NK

Các nhóm đối tượng không nên thực hiện xét nghiệm đo hoạt tính tế bào NK bao gồm:

  • Người đang điều trị các bệnh tự miễn (bệnh xuất phát từ sự rối loạn hệ miễn dịch).
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người đang sử dụng thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolon (như Erythromycin, Clarithromycin, azithromycin…) và các loại thuốc ức chế miễn dịch.
  • Bệnh nhân mắc các loại ung thư như ung thư tủy, ung thư máu dòng bạch cầu lympho.

Xét nghiệm NK là gì? Những điều cần biết 4

>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán và điều trị chứng đau đầu sau thủng màng cứng

Người đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch không nên làm xét nghiệm NK

Xét nghiệm NK có vai trò gì trong phát hiện sảy thai?

Các chuyên gia Sản khoa lưu ý rằng vai trò của tế bào NK trong phát hiện sảy thai vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Tuy nhiên, một giả thuyết được đưa ra là khi hoạt tính của tế bào NK tăng, quá trình đào thải phôi thai và tạo tổ trong tử cung cũng tăng lên, có thể dẫn đến tình trạng sảy thai ở phụ nữ. Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi về tác dụng của xét nghiệm này, nhưng các chuyên gia không thể phủ nhận vai trò quan trọng của xét nghiệm hoạt tính NK trong lĩnh vực Sản khoa. Thông qua việc thực hiện xét nghiệm hoạt tính NK, tỷ lệ sảy thai ở phụ nữ giảm, đồng thời tăng cường tỉ suất sinh cho phụ nữ mang thai.

Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích về xét nghiệm NK. Đây là phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán và dự phòng các bệnh liên quan đến miễn dịch, đặc biệt là ung thư, sảy thai liên tiếp hoặc vô sinh. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện xét nghiệm này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để nhận được lời khuyên hữu ích.

Xem thêm: Xét nghiệm syphilis là gì? Cần lưu ý gì đối với xét nghiệm syphilis?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *