Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụng dưới cứng mà bạn cần biết

Bụng dưới cứng không phải tình trạng quá hiếm trong cuộc sống thường ngày. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu nguyên nhân và cách điều trị. Hiện tượng này có nguy hiểm tới sức khỏe con người không?

Bạn đang đọc: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụng dưới cứng mà bạn cần biết

Bụng dưới cứng, phình to có phải luôn nguy hiểm tới sức khỏe hay không? Hay chỉ là một triệu chứng bình thường do hoạt động của hệ tiêu hóa. Chúng ta cần tìm hiểu về bụng dưới cứng là gì, nguyên dân dẫn đến cũng như cách xử lý của triệu chứng này?

Bụng dưới cứng là như thế nào?

Bụng dưới cứng lên là do cơ vùng bụng phía dưới rốn đang căng cứng. Ngay lúc này, ấn hay sờ vào bụng sẽ thấy bụng dưới cứng và phình to. Người bệnh có thể có kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu hoặc không có cảm giác đau. Tùy từng nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụng dưới cứng mới có kèm theo cơn đau. Bụng dưới cứng đa phần là nguyên nhân đến từ hệ tiêu hóa, vậy nên thường hay đi kèm các triệu chứng tiêu hóa khác như:

  • Buồn nôn.
  • Nôn.
  • Đau bụng nhiều ngày.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.

Bụng dưới cứng có nguy hiểm không? 0

Bụng dưới cứng lên là do cơ vùng bụng phía dưới rốn đang căng cứng

Bụng dưới cứng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến bụng dưới cứng? Và bụng dưới cứng cần được xử lý như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến bụng dưới cứng

Hiện tượng bụng phình to và căng cứng là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm của các cơ quan tại vùng bụng này. Trong đó, có thể kể đến các loại bệnh như:

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng có tỷ lệ người mắc rất nhiều hiện nay, vì lịch trình sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống không lành mạnh, dẫn đến đường ruột có vấn đề. Cơn co bóp của các lớp cơ tại thành ruột thường nhịp nhàng để hấp thu thức ăn và vận chuyển xuống trực tràng. Tuy nhiên, khi có rối loạn tại các cơn co bóp này, làm cho cơn co bóp kéo dài và lực co bóp mạnh hơn thì người bệnh sẽ bị chướng bụng, đầy hơi. Hoặc khi các cơn co bóp này yếu hơn, thì phân người bệnh trở nên khô và cứng hơn người bình thường.

Đối với hội chứng ruột kích thích, người bệnh có vùng bụng dưới cứng kèm đau quặn, trong phân có chất nhầy, táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên. Đây là hội chứng mãn tính nhưng cũng có thời điểm hội chứng không gây ảnh hưởng nào như đã khỏi hoàn toàn.

Bụng dưới cứng có nguy hiểm không? -2

Hội chứng ruột kích thích có dấu hiệu là bụng dưới cứng và đau quặn bụng

Rối loạn tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích mới gia tăng người mắc bệnh những năm gần đây. Trước đó, rối loạn tiêu hóa là bệnh lý gặp phải ở nhiều đối tượng. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp bệnh lý rối loạn tiêu hóa. Người bệnh sẽ có bụng dưới cứng và cơn đau âm ỉ xuất hiện nhiều lần. Tùy theo từng mức độ mà có thêm các triệu chứng khác như: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn,…

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dấu hiệu của viêm ruột thừa là bụng dưới cứng kèm theo người bệnh đau quanh rốn, buồn nôn, sốt, chán ăn,… Viêm ruột thừa cần được xử lý đúng thời điểm, không nên chần chừ, tránh các biến chứng nguy hiểm mà viêm ruột thừa mang lại.

Xơ gan

Người bệnh bị suy giảm chức năng gan ở mức độ tiến triển nặng thì bụng sẽ phình ra do tích tụ chất nhầy, kèm theo tay chân phù, mệt mỏi kéo dài, suy giảm sức lực nghiêm trọng. Trong thời kỳ đầu, người bệnh chưa cảm nhận rõ sự thay đổi ở vùng bụng, chỉ cảm thấy chán ăn, hạ sườn phải hơi đau và dấu hiệu bệnh gan thường thấy nhất là vàng da.

Tìm hiểu thêm: Động mạch vành là gì? Các căn bệnh liên quan đến động mạch vành

Bụng dưới cứng có nguy hiểm không? -3
Người bị xơ gan cũng có dấu hiệu bụng dưới cứng

Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp cũng là một bệnh lý nghiêm trọng. Những biến chứng viêm tụy cấp để lại khá nặng nề. Dấu hiệu nhận biết của viêm tụy cấp là người bệnh cảm thấy chướng bụng, đau bụng, bụng dưới cứng, sốt và buồn nôn liên tục.

Vì bụng dưới cứng là triệu chứng của khá nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên khi nhận thấy bụng dưới cứng hơn 1 ngày, người bệnh cần đến gặp bác sĩ và được thăm khám càng sớm càng tốt.

Cần làm gì khi có triệu chứng bụng dưới cứng?

Bụng dưới cứng và phình to là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, nếu tiếp tục kéo dài sẽ để lại nhiều biến chứng khó lường trước được. Vì vậy, khi nhận thấy bất thường ở vùng bụng, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế trong thời gian gần nhất để được chẩn đoán và tiến hành điều trị sớm. Tùy thuộc vào chẩn đoán sơ bộ của bác sĩ mà người bệnh có thể cần được thực hiện các biện pháp chẩn đoán như sau:

  • Xét nghiệm máu.
  • Nội soi dạ dày, đại tràng.
  • Xét nghiệm phân, nước tiểu.
  • Chụp X-quang vùng bụng, ngực.
  • Rửa phúc mạc.

Người bệnh không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trước khi có chẩn đoán chính xác của bác sĩ. Vì khi người bệnh tự ý dùng thuốc, có thể làm mất cơn đau bụng, bác sĩ ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán bệnh của bác sĩ. Đồng thời, lúc này hệ tiêu hóa đang có vấn đề, dùng thuốc không hợp lý sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

Bụng dưới cứng có nguy hiểm không? -4

>>>>>Xem thêm: Chỉ định đo huyết áp động mạch xâm lấn

Người bệnh cần nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh

Hệ tiêu hóa có nhiệm vụ hấp thu dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Vậy nên có một hệ tiêu hóa tốt là có một sức khỏe tốt. Hệ tiêu hóa phụ thuộc phần nhiều vào thực phẩm đưa vào cơ thể. Nhiều bệnh lý đến từ việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày chưa đúng. Vì vậy nên người bệnh có thể chăm sóc, phòng ngừa bệnh vùng bụng theo một số cách như sau:

  • Thực phẩm: Dinh dưỡng nuôi cơ thể luôn có tầm quan trọng nhất định. Lựa chọn thực phẩm sử dụng hàng ngày nên ưu tiên các thực phẩm lành mạnh, nhiều chất xơ, hạn chế dầu mỡ để bảo vệ được hệ tiêu hóa và toàn cơ thể.
  • Thức uống: Tránh xa các loại thức uống không lành mạnh như thức uống có ga, rượu, bia,… Khi sử dụng liên tục những thức uống này, hệ tiêu hóa của bạn thường xuyên rơi vào tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Hạn chế những thức uống trên là điều hoàn toàn cần thiết.
  • Ăn chậm, nhai kỹ: Nhai kỹ là cách hỗ trợ đường ruột hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả nhưng không cần tăng cường hoạt động. Ăn chậm và nhai kỹ tuy khá khó thực hiện, duy trì thói quen này nhưng để có một sức khỏe tốt, mỗi người cần tập thói quen nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Massage vùng bụng: Massage là cách hỗ trợ vùng bụng hoạt động hiệu quả, cũng như thư giãn vùng bụng, giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Kết hợp một chút dầu nóng giúp tăng hiệu quả ngừa đầy hơi.
  • Tập thể dục, đặc biệt là môn yoga: Tư thế thả khí và cánh cung trong môn yoga là 2 tư thế hỗ trợ đường tiêu hóa tốt nhất. Thực hiện tư thế này hàng ngày giúp bạn có được đường ruột khỏe mạnh, tránh xa bệnh tật.

Bụng dưới cứng có thể là dấu hiệu của khá nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi nhận thấy có triệu chứng bụng dưới cứng kèm theo một vài triệu chứng ở đường tiêu hóa khác, người bệnh cần đi khám trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

  • Liệu bụng dưới to có phải có thai không?
  • Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ báo hiệu điều gì?
  • Bụng to bất thường ở nữ giới và phương pháp điều trị

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *