Thời điểm giao mùa, bệnh lý viêm xoang thường khiến nhiều người gặp cảm giác tai bị bít. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể gây ra bởi nhiều căn nguyên khác. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu cách loại bỏ cảm giác khó chịu này nhé!
Bạn đang đọc: Cảm giác tai bị bít là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này
Thính lực là chức năng quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn có thể gặp phải cảm giác tai bị bít. Điều này thường gây ra bởi nhiều nguyên nhân như tích tụ ráy tai, mắc kẹt dị vật trong ống tai hoặc do bệnh lý viêm nhiễm tai – mũi – họng. Hiểu biết nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm cách xử trí phù hợp, hiệu quả, tránh ảnh hưởng tới thính lực.
Contents
Cảm giác tai bị bít là gì?
Cảm giác tai bị bít có thể mô tả như một trạng thái khi bạn cảm thấy như có một vật nằm trong tai, khiến lỗ tai trở nên nghẹt tắc, giảm thính lực. Có nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác này nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến là vấn đề về sóng âm đi qua tai trong.
Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ráy tai tích tụ, suy giảm thính lực do tuổi già, nhiễm trùng tai giữa hoặc viêm xoang.
Ngoài cảm giác tai bị bít, người trải qua tình trạng này cũng có thể gặp các triệu chứng khác như đau nhức tai. Bên cạnh đó, chảy dịch tai cùng cảm giác đầy trong tai là những biểu hiện phổ biến khi có vấn đề với lỗ tai. Triệu chứng ù tai khi có một âm thanh hoặc tiếng ồn trong tai, cũng là một dạng triệu chứng liên quan.
Cảm giác tai bị bít không chỉ là một trạng thái khó chịu mà còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau. Việc hiểu biết về nguyên nhân, nhận biết triệu chứng liên quan có thể giúp bạn tự chăm sóc tai, xử lý tình trạng này một cách hiệu quả, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị của chuyên gia y tế nếu cần thiết.
Nguyên nhân gây ra cảm giác tai bị bít
Cảm giác tai bị bít là một trạng thái đặc biệt khó chịu, có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các chuyên gia sức khỏe đã xác định một loạt các nguyên nhân phổ biến đằng sau cảm giác này, cụ thể:
- Tích tụ ráy tai: Ráy tai là một chất có tác dụng ngăn bụi bẩn xâm nhập vào ống tai tích tụ và hình thành nút ráy tai. Sự tích tụ này có thể gây bít tắc, tạo cảm giác tai bị bít nghẹt. Bên cạnh đó, dị vật như nước đọng, côn trùng hoặc vật thể nhỏ trong ống tai thường gây cảm giác tai bị bít, cần được xử trí sớm.
- Giảm thính lực: Người già thường bị giảm thính lực, đặc biệt là với âm thanh tần số cao. Cảm giác tai bị bít trong trường hợp này thường đi kèm với tình trạng khó khăn khi nghe âm thanh hàng ngày như tiếng chuông điện thoại hoặc trò chuyện trong môi trường ồn ào.
- Viêm tai giữa: Nhiễm trùng khu vực tai giữa có thể gây ra cảm giác đầy tai, bít lại do chất lỏng, dịch nhầy tích tụ ở tai giữa. Bệnh lý này thường đi kèm với triệu chứng đau tai, chảy dịch ở tai.
- Viêm xoang: Bệnh lý này có thể làm lỗ tai bị nghẹt do chất lỏng ứ đọng từ xoang xâm nhập vào ống tai. Đau đầu, ho và mệt mỏi cũng là các triệu chứng người bệnh thường gặp. Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng giống với viêm xoang, có thể gây cảm giác tắc tai ở mức độ nhẹ.
- Đi máy bay: Sự mất cân bằng áp suất không khí ở tai giữa và áp suất môi trường khi đi máy bay có thể gây cảm giác tai bị bít. Tình trạng này thường không nguy hiểm mà sẽ tự hết sau chuyến bay nhưng cũng gây chóng mặt, chảy máu tai trong một số trường hợp.
- Tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc lợi tiểu quai hay thuốc chống viêm có thể gây cảm giác tai bị bít. Bởi vậy, bạn cần sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa tác dụng phụ.
- Chấn thương màng nhĩ: Khi một tác động mạnh tạo một lỗ thủng màng nhĩ – nơi ngăn cách ống tai bên ngoài với khu vực tai giữa bên trong dễ ảnh hưởng tới thính lực, khiến người bệnh có cảm giác ù tai, đau nhức và nghẹt trong tai.
- HÌnh thành khối u: Cảm giác bít nghẹt trong tai có thể gây ra bởi khối u trong tai. Trong đó, u dây thần kinh thính giác hình thành trên đoạn dây thần kinh chính nối từ não bộ tới khu vực tai trong. Bên cạnh cảm giác tai bị bít, người bệnh có thể bị chóng mặt, khó giữ thăng bằng.
Tìm hiểu thêm: Neutasol có dùng được cho bà bầu không?
Biện pháp khắc phục tình trạng tai bị bít
Khi bạn gặp phải tình trạng tai bị bít, việc áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp có thể giúp giải quyết vấn đề này. Dưới đây là một số biện pháp thường được chuyên gia khuyến nghị, bao gồm:
- Loại bỏ dị vật gây tắc nghẽn ống tai: Sử dụng dụng cụ lấy ráy tai tại nhà theo hướng dẫn để lấy đi lượng ráy tích tụ trong ống tai. Nếu quá trình thực hiện khó khăn, hãy thăm bác sĩ hoặc chuyên gia tai mũi họng để loại bỏ ráy tai một cách an toàn. Bác sĩ có thể sử dụng thiết bị chân không, dụng cụ lấy ráy tai chuyên dụng hoặc kẹp nhỏ để loại bỏ ráy tai, dị vật. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết thực hiện nếu dị vật gây nguy cơ tổn thương màng nhĩ.
- Điều trị nội khoa: Trong trường hợp nghẹt tai do viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai giữa, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cùng thuốc rửa tai chuyên dụng để điều trị nhiễm trùng, giảm viêm, hồi phục tình trạng thính lực.
- Thuốc giúp thông mũi: Thuốc thông mũi có thể giúp thông ống eustachian bằng cách giảm sưng, co mạch máu. Bạn cũng nên thực hiện các cách tự nhiên như ngáp, hắt hơi hoặc nhai kẹo cao su để giúp thông ống eustachian.
- Can thiệp phẫu thuật: Nếu cảm giác tai bị bít do thủng màng nhĩ không tự lành, bác sĩ có thể sử dụng miếng dán màng nhĩ hoặc thực hiện phẫu thuật nếu biện pháp trên không hiệu quả. Ngoài ra, nếu tình trạng bít tai gây ra bởi khối u cũng cần can thiệp ngoại khoa để xử trí hoàn toàn.
- Sử dụng dụng cụ trợ thính: Trong trường hợp mất thính lực không thể cải thiện, máy trợ thính có thể là lựa chọn. Máy trợ thính giúp cải thiện khả năng nghe của người bệnh bằng cách được đặt vào trong tai hoặc đeo ở sau tai.
>>>>>Xem thêm: Sử dụng thuốc lá điện tử có gây ung thư không?
Thông qua bài viết trên, Kenshin xin gửi tới quý độc giả thông tin về cảm giác tai bị bít. Mong bạn đọc đã có được kiến thức hữu ích về tình trạng này như nguyên nhân cũng như cách khắc phục cảm giác khó chịu này. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết mới về nhiều chủ đề đa dạng của Kenshin nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể