Tuyến giáp có nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể con người, là bộ phận sản xuất các hormone nội tiết, giúp điều chỉnh tốc độ chuyển hóa và hoạt động của các cơ quan khác nhau. Vì thế, khi tuyến giáp bị tổn thương gây ra viêm tuyến giáp làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị viêm tuyến giáp
Viêm tuyến giáp là bệnh khá phổ biến hiện nay, tình trạng này thường xuất hiện khi nhiễm độc tuyến giáp dẫn đến sự tăng hoặc giảm sản xuất hormone. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, sưng cổ và nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến suy giáp nghiêm trọng. Với bài viết dưới đây, hãy cùng Kenshin tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp điều trị viêm tuyến giáp nhé!
Contents
Viêm tuyến giáp là gì?
Viêm tuyến giáp là một căn bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp, gây viêm nhiễm và ức chế cho tuyến giáp, cản trở hoạt động sản xuất các hormone quan trọng Thyroxine (T4) và Triiodothyronine (T3). Đây là căn bệnh phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Bệnh viêm tuyến giáp được chia thành ba giai đoạn khác nhau như:
- Tăng miễn dịch và viêm nhiễm ở tuyến giáp (cường giáp): Tuyến giáp bị nhiễm độc làm viêm nhiễm các tế bào gây nên tình trạng tăng hoặc giảm hormone.
- Suy tuyến giáp: Tuyến giáp suy yếu, không đủ hormone tạo ra.
- Ổn định hoặc hồi phục: Sau khi trải qua giai đoạn 2, tuyến giáp có thể ổn định hoặc phục hồi hoàn toàn.
Nguyên nhân bệnh viêm tuyến giáp?
Theo nghiên cứu y học xác định nguyên nhân phổ biến gây viêm tuyến giáp là do kháng thể kháng tuyến giáp. Bên cạnh đó, các bác sĩ chẩn đoán cho rằng nguyên nhân viêm tuyến giáp có thể do sự tấn công kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường.
- Yếu tố môi trường: Môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến phát triển bệnh viêm tuyến giáp. Một số yếu tố môi trường, khả năng kích thích hệ miễn dịch như: Nhiễm trùng, vi khuẩn, virus, tia bức xạ…
- Tác dụng phụ của thuốc: Tác dụng không mong muốn của thuốc có thể là một nguyên nhân gây ra viêm nhiễm tuyến giáp khi sử dụng. Một số loại thuốc cần lưu ý như: Amiodarone, interferon, lithium…
Tùy vào các nguyên nhân mà người bệnh mắc phải có thể gây ra nhiều tình trạng bệnh và dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là một số phân loại viêm tuyến giáp như:
- Viêm tuyến giáp cấp tính;
- Viêm tuyến giáp bán cấp;
- Viêm tuyến giáp mạn tính.
Trong đó, viêm mạn tính hay cụ thể bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto là loại viêm phổ biến nhất ở thế giới và Việt Nam. Theo thống kê của sở y tế, phụ nữ ở độ tuổi trung niên chiếm tỷ lệ cao.
Các triệu chứng của bệnh viêm tuyến giáp
Ở mỗi loại bệnh viêm tuyến giáp sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau, dựa vào những dấu hiệu này người bệnh có thể chẩn đoán được tình trạng, dạng viêm của mình. Các triệu chứng viêm tuyến giáp thường xuất hiện chủ yếu là:
Viêm tuyến giáp cấp tính
Viêm tuyến giáp cấp tính nếu không được chẩn đoán kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hoặc có thể gây tử vong. Một số triệu chứng giúp cho người bệnh dễ dàng nhận biết tình trạng của mình như:
- Mệt mỏi và sốt cao: Người bệnh thường trải qua cảm giác mệt mỏi có thể có sốt cao trong khoảng từ 38 độ C đến 40 độ C. Sốt kèm theo ớn lạnh, cảm giác rét run là dấu hiệu phản ứng cơ của thể khi đối phó với tình trạng nhiễm trùng.
- Vùng cổ sưng nóng và đau: Tuyến giáp bị viêm và sưng, gây ra cảm giác nóng, đau và sưng ở vùng cổ. Đau có thể lan đến vùng tai, xương hàm dưới, thậm chí cả khi di động hoặc sờ nắn.
- Khó nuốt và khó thở: Viêm tuyến giáp cấp thường gây áp lực lên các cơ và dây thần kinh xung quanh, gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn và trở ngại cho việc thở. Điều này dẫn đến sự cản trở trong các hoạt động hàng ngày.
- Khó nói và ho: Do áp lực lên các cơ và dây thần kinh gần vùng cổ, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nói hay có thể xuất hiện triệu chứng ho, chủ yếu là ho khan do sưng tuyến giáp gây ra.
Viêm tuyến giáp bán cấp
Trong giai đoạn cấp tính của viêm tuyến giáp u hạt bán cấp và tế bào Lympho bán cấp, người bệnh sẽ trải qua những triệu chứng đáng chú ý như sau:
- Đau và sưng tuyến giáp: Người bệnh có thể cảm nhận một cảm giác đau nhức và sưng to ở vùng tuyến giáp, thường tập trung ở một bên, sau đó có thể lan tỏa sang bên còn lại.
- Đau họng kết hợp với khó nuốt: Triệu chứng đau họng, khó nuốt có thể xuất hiện, tạo ra sự khó chịu làm cản trở trong việc ăn uống và thậm chí trong việc nói.
- Triệu chứng giống cảm cúm: Người bệnh có thể trải qua cảm giác giống như bị cảm cúm, sốt, đau cơ và xương khiến cơ thể cảm giác mệt mỏi.
Thường sau vài tuần, các triệu chứng trong giai đoạn cấp tính của viêm tuyến giáp u hạt bán cấp sẽ dần giảm đi và tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ cải thiện.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi? Phương pháp điều trị viêm giác mạc
Viêm tuyến giáp mạn tính
Ở giai đoạn viêm tuyến giáp mạn tính thường xuất hiện các triệu chứng phổ biến:
- Phình tuyến giáp và áp lực cổ: Tuyến giáp sẽ bị phình to hơn bình thường và tạo ra áp lực tại vùng cổ, tạo cảm giác không thoải mái khó chịu.
- Mệt mỏi, suy giảm năng lượng: Người bệnh thường trải qua cảm giác mệt mỏi và giảm năng lượng, dẫn đến sự hạn chế trong khả năng tham gia các hoạt động hàng ngày.
- Tăng cân một cách không giải thích được: Mặc dù người bệnh không thay đổi chế độ ăn uống, tăng cân một cách không rõ ràng có thể xảy ra.
- Cảm giác lạnh thường xuyên: Một triệu chứng phổ biến là cảm giác lạnh liên tục, thậm chí trong môi trường nhiệt đới.
- Rối loạn kinh nguyệt: Đối với nữ, viêm tuyến giáp mạn tính có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt hoặc những thay đổi khác liên quan đến kinh nguyệt.
- Thay đổi tâm trạng, lo âu, trầm cảm: Tình trạng tâm trạng của người bệnh thường bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến trạng thái lo âu và trầm cảm.
- Khó chịu tại vùng cổ: Vùng cổ thường trở nên khó chịu và có thể gây ra cảm giác đau hoặc áp lực do tuyến giáp phình to.
Phương pháp điều trị viêm tuyến giáp cho người bệnh
Để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả, bác sĩ sẽ dựa vào dấu hiệu chẩn đoán và kết quả xét nghiệm tình trạng viêm của người bệnh để đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Viêm tuyến giáp sẽ có 2 cách điều trị là:
Điều trị tuyến giáp bằng thuốc
Những người bệnh có tình trạng sức khỏe ổn định và tuyến giáp chưa tăng kích thước quá lớn, chưa có dấu hiệu viêm nặng thường sẽ được điều trị bằng cách uống thuốc. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh và điều chỉnh liều thuốc theo kết quả xét nghiệm.
Phương pháp điều trị phẫu thuật
Những trường hợp viêm nặng, khi tuyến giáp đã tăng kích thước đủ lớn gây áp lực lên các cơ quan lân cận cần đến xét nghiệm phẫu thuật. Phẫu thuật tuyến giáp loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp bị tổn thương để giảm thiểu triệu chứng, áp lực tuyến giáp.
Phương pháp điều trị viêm tuyến giáp cho người bệnh sẽ thay đổi tùy theo loại viêm, triệu chứng và tình trạng của từng người. Vì vậy, người bệnh cần thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể theo dõi được tình trạng bệnh cụ thể nhất.
>>>>>Xem thêm: Trẻ nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách chữa trị
Viêm tuyến giáp được đánh giá là một bệnh không quá nghiêm trọng hay khó điều trị. Tuy nhiên, người bệnh chủ quan và không điều trị đúng cách có thể gây tác động nặng đến tuyến giáp, khiến nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, nếu có một số dấu hiệu viêm tuyến giáp, bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, nghe sự tư vấn của bác sĩ và tuân thủ hướng dẫn điều trị để đảm bảo sức khỏe.
Xem thêm:
- Bệnh viêm tuyến giáp hashimoto có nguy hiểm không? Nguyên nhân và phương pháp điều trị
- Viêm tuyến giáp có nguy hiểm không? Hiểu về bệnh và phương pháp điều trị
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể