Dậy thì là một quá trình thay đổi về thể chất, trong đó cơ thể của trẻ trở thành cơ thể trưởng thành có khả năng sinh sản hữu tính. Điều này được gây ra bởi các tín hiệu nội tiết tố từ não đến tuyến sinh dục (buồng trứng ở bé gái và tinh hoàn ở bé trai). Vậy bao nhiêu tuổi là dậy thì và lớp 8 chưa có kinh nguyệt có phải bất thường không?
Bạn đang đọc: Lớp 8 chưa có kinh nguyệt có phải bất thường không?
Tuổi dậy thì là giai đoạn quan trọng quyết định sự phát triển của trẻ. Đây là thời điểm trẻ phát triển rõ rệt cả về thể chất lẫn tinh thần. Vậy khi trẻ lớp 8 chưa có kinh nguyệt là điều khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Contents
Độ tuổi dậy thì bình thường là bao nhiêu?
Độ tuổi dậy thì là độ tuổi khiến trẻ thay đổi về thể chất lẫn tinh thần bằng những tín hiệu biểu hiện khác nhau ở hai giới và giúp trẻ trở thành cơ thể trưởng thành. Để đáp lại những tín hiệu này, tuyến sinh dục sản xuất ra các hormone kích thích sự ham muốn, cũng như sự tăng trưởng, chức năng và những thay đổi trong não, xương, cơ, máu, da, tóc, ngực và cơ quan sinh sản.
Tăng trưởng thể chất, chiều cao và cân nặng tăng đáng kể trong nửa đầu tuổi thiếu niên và hoàn thành khi cơ thể trưởng thành phát triển đầy đủ. Cho đến khi trưởng thành về mặt sinh sản, sự khác biệt về thể chất giữa bé trai và bé gái trước tuổi dậy thì nằm ở cơ quan sinh dục ngoài.
Trung bình, các bé gái bắt đầu dậy thì vào khoảng 10 đến 11 tuổi và kết thúc vào khoảng 15 đến 17 tuổi. Đối với bé trai, nó bắt đầu vào khoảng 11 đến 12 tuổi và kết thúc vào khoảng 16 đến 17 tuổi. Dấu mốc quan trọng nhất trong tuổi dậy thì của một cô gái là bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt, trung bình xảy ra ở độ tuổi từ 12 đến 13. Đối với nam giới, lần xuất tinh đầu tiên trung bình xảy ra ở tuổi 13.
Ở thế kỷ 21, độ tuổi trung bình mà trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, đến tuổi vị thành niên thấp hơn so với thế kỷ 19, khi bé gái 15 tuổi và bé trai 16 tuổi. Điều này có thể là do dinh dưỡng được cải thiện dẫn đến cơ thể tăng trưởng nhanh, tăng trọng lượng cơ thể và tích trữ chất béo hoặc do tiếp xúc với các chất gây rối loạn nội tiết, có thể là do lượng thức ăn ăn vào hoặc các yếu tố môi trường khác bao gồm cả phơi nhiễm. Dậy thì sớm hơn bình thường gọi là dậy thì sớm, dậy thì muộn hơn bình thường gọi là dậy thì muộn.
Lớp 8 chưa có kinh nguyệt có phải dậy thì muộn không?
Để xác định dậy thì muộn cần dựa vào nhiều yếu tố. Mặc dù hiện nay nhiều trẻ dường như bước vào tuổi dậy thì sớm hơn bình thường nhưng vẫn còn một số trẻ dậy thì muộn. Ở một bé gái dậy thì muộn được biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu khác nhau và được chẩn đoán dậy thì muộn nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Vòng 1 (mô vú) không phát triển ở độ tuổi 12 đến 13.
- Kinh nguyệt không xảy ra trước 15 tuổi (nếu có các đặc điểm sinh dục thứ cấp bình thường).
- Không bắt đầu hành kinh 3 năm kể từ khi vòng 1 phát triển.
Đối với bé gái, sự khác biệt về thời điểm dậy thì có liên quan đến chủng tộc và sắc tộc. Ngoài ra cần làm thêm một số xét nghiệm máu và nội tiết tố được chỉ định bởi bác sĩ, tiền sử gia đình xem các yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến độ tuổi dậy thì của bé gái.
Tìm hiểu thêm: Sốc chấn thương là gì? Có mấy loại sốc chấn thương?
Lớp 8 chưa có kinh nguyệt có phải bất thường không?
Lần hành kinh đầu tiên ở bé gái thường xảy ra ở độ tuổi từ 8 đến 15, nhưng có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn. Nếu bé gái đang học lớp 8 và chưa có kinh, thì phụ huynh cũng có thể kiểm tra xem trẻ có đang đến kỳ kinh hay không để tránh khi hành kinh mà trẻ không biết. Trước kỳ kinh nguyệt đầu tiên của bé khoảng 6 tháng đến 1 năm có thể xuất hiện chất nhầy màu trắng.
Ngoài ra, con gái cũng nên hỏi bà, mẹ mình bắt đầu có kinh nguyệt vào lúc mấy tuổi. Những bé gái có kinh muộn hơn bình thường cũng có mẹ hoặc người thân dậy thì muộn. Lớp 8 chưa có kinh nguyệt có thể vẫn là điều bình thường nếu không có các biểu hiện lạ, nhưng trẻ cần chú ý đến sinh hoạt và ăn uống lành mạnh.
Một số nguyên nhân có thể khiến trẻ lớp 8 chưa có kinh nguyệt:
- Di truyền: Dậy thì muộn ở bé gái có thể là do di truyền từ bố mẹ.
- Bệnh lý: Thiếu hụt hormone tăng trưởng, thiếu hụt hormone tuyến yên, rối loạn chức năng hệ thống nội tiết vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng như FSH, LH. Các bệnh như suy buồng trứng sớm, chẳng hạn như bất thường nhiễm sắc thể XO (hội chứng Turner – bé gái sinh ra bị thiếu hoặc bất thường nhiễm sắc thể X),… Buồng trứng không hoạt động, đây là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng dậy thì muộn ở bé gái.
- Giảm khối lượng mỡ trong cơ thể: Những trẻ gái phải vận động nhiều như vận động viên và diễn viên múa ba lê. Dậy thì muộn cũng có thể xảy ra ở trẻ mắc các bệnh mãn tính như trẻ hay chán ăn, suy dinh dưỡng.
- Do sức khỏe kém: Một số bé có thể dậy thì muộn hơn những bé gái khác.
>>>>>Xem thêm: Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không?
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về lớp 8 chưa có kinh nguyệt có phải bất thường không. Đây là một trong những tình trạng có thể bình thường nhưng ở một số trường hợp là biểu hiện của dậy thì muộn. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ và đảm bảo trẻ có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Xem thêm: Ra máu kinh loãng như nước màu hơi hồng hồng có phải mắc bệnh nguy hiểm không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể