Hướng dẫn bảo quản thực phẩm đông lạnh đúng cách

Bảo quản thực phẩm đông lạnh được nhiều người quan tâm bởi có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề dinh dưỡng và an toàn sức khỏe khi sử dụng thực phẩm. Bài viết sẽ thông tin đến bạn lợi ích và cách bảo quản phù hợp thực phẩm này.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn bảo quản thực phẩm đông lạnh đúng cách

Hiện nay việc sử dụng thực phẩm đông lạnh trong chế biến món ăn rất phổ biến. Với người Việt, đa phần có quan niệm ưu tiên dùng thực phẩm tươi hơn là thực phẩm đông lạnh. Vậy nên có nhiều thông tin tranh cãi xung quanh việc dùng nhiều thực phẩm đông lạnh. Thực tế nếu biết bảo quản thực phẩm đông lạnh đúng cách thì chúng rất an toàn.

Thực phẩm đông lạnh và những điều nên biết

Thực phẩm đông lạnh là thực phẩm được cấp đông, làm lạnh nhanh ở nhiệt độ âm 20 độ C trong thời gian ngắn rồi tiếp tục được trữ đông ở âm 16 độ C. Việc đông lạnh này giúp thực phẩm giữ nguyên được hình dáng bên ngoài cũng như bảo tồn được hàm lượng dinh dưỡng vốn có, hạn chế vi khuẩn sinh sôi làm hư thực phẩm.

Ở siêu thị, việc bảo quản thực phẩm đông lạnh diễn ra thường xuyên và những sản phẩm được bày bán đều là thực phẩm đông nhanh. Còn việc bạn tự mua thực phẩm tươi về cho vào tủ cấp đông thì là thực phẩm đông chậm. Và trong quá trình đông chậm này, những tinh thể nước đá phát triển to ra, vô tình những cạnh sắc nhọn của tinh thể đâm toạc màng tế bào nên khi thực phẩm rã đông, hàm lượng dinh dưỡng sẽ thất thoát và không ngon như ban đầu. Ngược lại với thực phẩm đông nhanh thì chúng vẫn giữ được dinh dưỡng của thực phẩm vốn có.

Bảo quản thực phẩm đông lạnh đúng cách không nên bỏ qua! 1

Thực phẩm đông lạnh rất phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều tranh cãi xung quanh việc thường xuyên sử dụng thực phẩm đông lạnh sẽ gây hại. Nhưng thực tế thực phẩm đông lạnh mang lại nhiều lợi ích:

  • Đầy đủ dinh dưỡng: Thực phẩm đông lạnh sẽ không có nhiều natri như thực phẩm được bảo quản bằng hóa chất nên khi sử dụng sẽ ít gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt trái cây, rau củ quả đông lạnh vẫn giữ được độ tươi ngọt và lượng calo vốn có. Với hải sản cũng giúp giữ được độ tươi ngon, lượng dưỡng chất ban đầu.
  • Tiết kiệm tiền, thời gian: Khi mua thực phẩm đông lạnh, bạn có thể tiết kiệm được tiền bởi chúng thường có giá thấp hơn so với thực phẩm tươi sống. Ngoài ra việc đông lạnh thực phẩm có thể giúp bạn chủ động trong chế biến món ăn mà không lo thức ăn lại bị ôi thiu. Ngoài ra hầu hết các sản phẩm đông lạnh đều được sơ chế sẵn nên không mất nhiều thời gian khi chế biến.

Ngoài những ưu điểm trên, thực phẩm đông lạnh thường bị đánh giá là không ngon khi chế biến như thực phẩm tươi sống. Thời gian rã đông thực phẩm khá lâu và với thịt, cá, gà sẽ dễ bị khô, dai khi chế biến.

Bảo quản thực phẩm đông lạnh đúng cách

Để thực phẩm đông lạnh được bảo quản tốt nhất thì nên chú ý đến một số điều sau:

  • Nhiệt độ bảo quản hợp lý: Nhiệt độ bảo quản là yếu tố quyết định rằng sản phẩm đông lạnh có thể bảo quản được lâu hay không. Thông thường như thịt đông lạnh sẽ được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ âm 18 độ C trong 3 tháng. Tuy nhiên ở ngăn cấp đông tủ lạnh thì nhiệt độ thấp nhất chỉ khoảng âm 10 độ C nên cần sử dụng thực phẩm đông lạnh càng sớm càng tốt.
  • Rửa sạch và bọc kín thực phẩm trước khi cấp đông: Thực phẩm trước khi bảo quản đông lạnh cần được rửa sạch, bọc vào túi sạch để đảm bảo chúng không bị ám mùi và bảo vệ được hàm lượng dinh dưỡng vốn có.
  • Đựng thực phẩm vào hộp có nắp hay túi ni lông kéo khoá: Việc đựng thực phẩm trong hộp có nắp đậy kín hay túi zip giúp hạn chế vi khuẩn tác động đến thực phẩm. Ngoài ra với cá, thịt, chúng ta nên bọc kín chúng thật kỹ để không để rỉ nước hay làm dính vào thực phẩm khác.
  • Loại bỏ không khí trong túi zip trước khi cấp đông: Trong quá trình bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp, bạn nên loại bỏ hết không khí trong túi trước khi cấp đông để giữ được thực phẩm ít bị hỏng hoặc đổi màu do mất nước và bị oxy hoá.

Tìm hiểu thêm: Liệu bấm huyệt chữa ngủ ngáy không?

Bảo quản thực phẩm đông lạnh đúng cách không nên bỏ qua! 2
Bảo quản thực phẩm đông lạnh đúng cách là điều nhiều người quan tâm

Những sai lầm khi bảo quản thực phẩm đông lạnh

Thực tế thì không phải thực phẩm nào cũng có thể đông lạnh. Điển hình là các loại rau củ có hàm lượng nước cao như cà chua, dưa chuột, khoai tây, chúng sẽ bị mất đi hương vị ban đầu và mất nước nhanh chóng. Ngoài ra thực phẩm chiên có thể bị sũng nước và thay đổi mùi dầu khi cấp đông. Đặc biệt với kem tươi, trứng nấu chín thì chúng rất dễ bị thay đổi kết cấu khi bảo quản đông lạnh.

Khi cấp đông thực phẩm, bạn cần tránh những sai lầm sau:

  • Sắp xếp thức ăn không đúng vị trí: Việc tùy tiện để thực phẩm đông lạnh theo sở thích là rất sai lầm. Ở ngăn đông và làm đá nên ưu tiên đựng các thực phẩm như thịt, cá. Với ngăn lạnh nên ưu tiên đựng rau củ và các loại hạt. Ngoài ra hãy điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp, lý tưởng nhất cho ngăn cấp đông là nhiệt độ từ âm 18 độ C cho đến 0 độ C.
  • Trữ thực phẩm đông quá lâu: Việc trữ thịt cá ở ngăn lạnh quá lâu thì chúng sẽ dễ mất chất, mất nước và tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập. Tốt nhất nên trữ đông trong 1 tuần đối với thịt cá sống, nếu đã chế biến thì chỉ nên bảo quản từ 3 đến 5 ngày.
  • Rã đông bằng cách để thực phẩm ở nhiệt độ thường: Việc đưa ngay thực phẩm rã đông ở nhiệt độ thường sẽ làm hàm lượng dinh dưỡng hao hụt. Cách rã đông tốt nhất là để thực phẩm xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm. Đặc biệt không nên ngâm trực tiếp thực phẩm vào nước bởi chúng sẽ làm mất đi rất nhiều các chất dinh dưỡng.

Bảo quản thực phẩm đông lạnh đúng cách không nên bỏ qua! 3

>>>>>Xem thêm: Mất răng số 6 có niềng răng được không?

Không nên sắp xếp tuỳ ý khi cấp đông thực phẩm

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bảo quản thực phẩm đông lạnh. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về cách bảo quản và chủ động thực hiện cho phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *