Giải đáp: Nhiễm trùng máu có phải là ung thư máu không?

Cả nhiễm trùng máu và ung thư máu đều là những bệnh nguy hiểm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Liệu nhiễm trùng máu có phải là ung thư máu không? Hay chỉ là cách gọi khác nhau của một loại bệnh.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Nhiễm trùng máu có phải là ung thư máu không?

Nhiễm trùng máu không phải là bệnh nhưng được xem là một tình trạng nguy kịch. Hiện nay, nhiều người vẫn nghĩ nhiễm trùng máu là ung thư máu. Vậy có phải nhiễm trùng máu có phải là ung thư máu không?

Nhiễm trùng máu có phải là ung thư máu không?

Nhiễm trùng máu không phải ung thư máu mà là biến chứng của ung thư máu. Tuy nhiên trình trạng nhiễm trùng huyết có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vậy nhiễm trùng máu và ung thư máu khác nhau như thế nào mà nhiều người lại nhầm lẫn chúng với nhau như vậy.

Hiểu về nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu (hay nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng huyết, hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan) là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm gây ra. Chất độc được các vi sinh vật này sinh ra và đưa vào máu. Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng lại bằng các phản ứng viêm toàn thân gây nhiều ảnh hưởng lên cơ thể như suy đa cơ quan, rối loạn đông máu, suy gan và suy thận.

Trả lời câu hỏi: Nhiễm trùng máu có phải ung thư máu không? - 1

Nhiều người thắc mắc nhiễm trùng máu có phải là ung thư máu không?

Nhiễm trùng máu bắt nguồn từ những bệnh nhiễm trùng như:

  • Nhiễm trùng xương thường gặp ở trẻ em.
  • Nhiễm trùng ruột do hội chứng viêm phúc mạc.
  • Nhiễm trùng thận do nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận, viêm niệu đạo.
  • Nhiễm trùng não do viêm màng não.
  • Nhiễm trùng phổi do viêm phổi.
  • Nhiễm trùng da do viêm mô tế bào.
  • Nhiễm trùng do dây truyền tĩnh mạch, ống thông vào cơ thể hay vết thương hậu phẫu thuật.

Nhiễm trùng máu là một bệnh nguy hiểm và trình trạng nhiễm trùng máu sẽ gây ra sốc nhiễm trùng làm hạ huyết áp xuống mức rất thấp khiến hoạt động chính của cơ thể hay các cơ quan như thận, gan, phổi, hệ thần kinh trung ương ngừng hoạt động, thậm chí dẫn đến tử vong.

Hiểu về ung thư máu

Ung thư máu là khi tủy xương, nơi sản xuất máu của cơ thể không sản xuất máu như bình thường nữa mà tạo ra các tế bào máu bất thường, làm gián đoạn chức năng của các tế bào bình thường. Có thể chia ung thư máu thành 3 loại:

  • Bệnh bạch cầu: Khi tủy xương tạo quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường khiến cho tủy xương tắc nghẽn, không thể sản xuất tế bào hồng cầu và tiểu cầu như bình thường được.
  • Lymphoma: Là bệnh ung thư máu liên quan đến hệ bạch huyết và phát triển trong các tế bào lympho. Cơ thể sản sinh một cách không kiểm soát tế bào lympho gây nên tình trạng quá tải hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Ung thư tủy: Bắt nguồn từ tế bào huyết tương. Các loại tế bào này nhân đôi một cách nhanh chóng, hủy hoại hệ thống miễn dịch và làm cho tủy xương không hoạt động bình thường được.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư máu tuy chưa nghiên cứu được chính xác nhưng một số tác nhân sau đây được xác định làm tăng nguy cơ ung thư máu:

  • Nhiễm phóng xạ;
  • Nhiễm hóa chất độc hại;
  • Hút thuốc lá;
  • Mắc dị tật bẩm sinh;…

Tìm hiểu thêm: Cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau an toàn

Nguy cơ mắc nhiều loại ung thư do hút thuốc lá 0
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư máu

Sự liên hệ giữa nhiễm trùng máu và ung thư máu

Tuy đã lời được câu hỏi nhiễm trùng máu có phải là ung thư máu không? Nhưng nhiều người vẫn thắc mắc ung thư và nhiễm trùng huyết có mối liên hệ với nhau không? Ung thư nói chung và ung thư máu nói riêng là căn bệnh ác tính ảnh hưởng đến mọi cơ quan và hệ thống trong cơ thể người. Các tế bào ung thư ác tính đều là những tế bào bất thường, tăng sinh một cách không kiểm soát và hình thành nên khối u. Các tế bào ung thư có thể thoát khỏi khối u, xâm nhập vào hệ thống máu và di căn đến những nơi khác nhau của cơ thể.

Bệnh nhân ung thư thường được trị liệu bằng các phương pháp hóa trị và xạ trị. Các phương pháp này ít hay nhiều đều khiến cho hệ miễn dịch của bệnh nhân yếu đi, khiến người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng máu. Một nghiên cứu tại Mỹ công bố năm 2004 chỉ ra rằng, bệnh nhân mắc bệnh ung thư nhập viện có tỉ lệ mắc bệnh nhiễm trùng máu cao và nặng hơn những người khác.

Ngoài ra, những rủi ro sau đây khiến bệnh nhân ung thư dễ mắc nhiễm trùng máu hơn:

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu vì điều trị ung thư.
  • Tiếp xúc thường xuyên với môi trường bệnh viện khiến bệnh nhân tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng bệnh viện.
  • Phẫu thuật, đặt ống thông hay tiêm truyền là các thủ thuật chọc xuyên da khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người bệnh hơn.
  • Cơ thể người mắc bệnh ung thư bị suy dinh dưỡng và suy nhược hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Trả lời câu hỏi: Nhiễm trùng máu có phải ung thư máu không? - 2

>>>>>Xem thêm: Xạ trị ung thư não có tốt không? Một số phương pháp xạ trị ung thư não

Xạ trị ung thư làm suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh, từ đó dễ mắc nhiễm trùng máu hơn

Liệu nhiễm trùng máu có gây ung thư không?

Nhiễm trùng máu không phải là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, tuy nhiên những bệnh nhân ung thư lại có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng máu do sự suy giảm miễn dịch khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây nhiễm trùng như vi sinh vật.

Bệnh nhân ung thư thường phải trải qua hóa trị và xạ trị, đây đều là những phương pháp trị liệu khiến hệ miễn dịch của bệnh nhân suy yếu đi. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng các bộ phận và cả nhiễm trùng máu.

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến quý độc giả để giải đáp cho câu hỏi nhiễm trùng máu có phải là ung thư máu không. Đây là hai bệnh lý khác nhau cả về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Tuy nhiên, giữa hai bệnh lý này vẫn có những mối liên hệ nhau và điểm giống như giữa chúng đó là đều nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng ta. Hi vọng với bài viết, bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình mỗi ngày.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *