Dây thần kinh sọ não gồm 12 loại, xuất phát từ não với những nhiệm vụ riêng, chi phối nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Dây thần kinh số 10 là một trong 12 dây thần kinh sọ não. Khi dây thần kinh này bị ảnh hưởng thì sẽ tác động lớn đến sức khoẻ của cơ thể nhất là ở vùng cổ, ngực và bụng.
Bạn đang đọc: Dây thần kinh số 10 là gì? Các vấn đề liên quan đến dây thần kinh số 10
Khi dây thần kinh số 10 bị tác động sẽ gây ra tình trạng đau nhức khó chịu và có thể gặp biến chứng đi kèm. Vậy dây thần kinh số 10 là gì? Các vấn đề liên quan đến dây thần kinh này là gì? Hãy cùng Kenshin tìm câu trả lời cho các vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Dây thần kinh số 10 là gì?
Dây thần kinh số 10 (dây thần kinh X) còn được gọi là dây thần kinh phế vị hoặc dây thần kinh hỗn hợp. Đây là dây thần kinh lớn nhất trong 12 dây thần kinh sọ. Khi dây thần kinh số 10 qua lỗ tĩnh mạch cảnh đi ra khỏi sẽ chạy vào bao cảnh cùng động mạch cảnh trong, động mạch cảnh chung, tĩnh mạch cảnh trong tới nền cổ. Từ nền cổ, chúng đi tới trung thất để vào trung thất sau. Tại đây, nó tách thành hai nhánh dây thần kinh số 10 và chạy xuống bụng
Dây thần kinh số 10 có tác dụng điều khiển và chi phối cảm giác hoặc vận động ở các vùng ổ bụng, ngực và cổ, bao gồm các cơ quan hệ sinh dục, đường tiết niệu, hệ tiêu hoá, tim mạch và phổi.
Tại vùng bụng, dây thần kinh số 10 phân nhánh vào dạ dày chiếm 60%, vào gan chiếm 10%, 30% còn lại phân nhánh vào các cơ quan khác. Tại vùng ngực, dây thần kinh số 10 có 2 nhánh nằm bên cạnh thực quản, dọc xuống vùng bụng theo hai phía trước và sau. Cụ thể:
- Dây thần kinh số 10 trước có 3 nhánh bao gồm: Gan, tâm phình vị trước cùng với thần kinh chính trước Latarjet.
- Dây thần kinh số 10 sau có các nhánh đó là: Nhánh tạng và nhánh thần kinh chính sau Latarjet.
Ngoài ra, hai nhánh thần kinh chính trước – sau Latarjet đều chạy cùng hướng với nhau và chạy song song trước – sau dạ dày.
Vai trò quan trọng của dây thần kinh số 10
Dây thần kinh số 10 là một trong những dây thần kinh phó giao cảm, có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Nó điều khiển và chi phối đến cảm giác hoặc sự vận động ở vùng cổ, ngực và bụng. Các cơ quan trong cơ thể chịu tác động trực tiếp từ dây thần kinh số 10 đó là thực quản, dạ dày, mật, gan, tụy… Cụ thể như sau:
- Về nhánh gan: Dây thần kinh số 10 điều khiển hoạt động của phần cuối hang vị, môn vị cũng như tá tràng.
- Về nhánh tâm phình vị trước: Có vai trò chi phối các hoạt động tại vùng bụng.
- Về nhánh tạng: Ở đây sẽ phối hợp cùng động mạch vành và nhánh thần kinh chính sau Latarjet nhằm hình thành nên tam giác Jackson, có tác dụng điều phối hoạt động của các tạng (gồm tim, lá lách, phổi, gan, cật) trong cơ thể.
Các bệnh liên quan đến dây thần kinh số 10
Dây thần kinh số 10 chạy từ cổ đến ngực xuống vùng bụng, điều khiển nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Bởi vậy, đây là loại dây thần kinh thường gặp một số vấn đề về bệnh lý. Theo các bác sĩ chuyên khoa, 2 loại bệnh thần kinh phổ biến hay gặp đó là:
- Viêm dây thần kinh số 10: Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm là do di chứng của các cuộc phẫu thuật về vùng cổ, vùng ngực hoặc vùng bụng gây ra. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mắc các bệnh liên quan đến loét dạ dày – tá tràng gây ra viêm dây thần kinh số 10, sẽ được chỉ định cắt dây thần kinh phế vị.
- Rối loạn dây thần kinh số 10: Tình trạng này có thể gây ra rối loạn hoạt động của các cơ quan do dây thần kinh số 10 điều khiển và chi phối.
Biến chứng tác động đến dây thần kinh số 10
Hiện tượng viêm dây thần kinh số 10 có thể làm rối loạn đến các hoạt động của các cơ quan mà nó điều khiển và chi phối ở vùng cổ, ngực và vùng bụng. Ngoài việc gây đau nhức thì có một số biến chứng phải cắt dây thần kinh số 10 để điều trị bệnh. Cụ thể như sau:
Đau nhức ở vùng cổ
Tình trạng viêm dây thần kinh số 10 làm cho sự vận động và cảm giác ở vùng bụng, ngực, cổ bị tác động khá nhiều. Vùng cổ xuất hiện triệu chứng đau nhức khó chịu, cùng với đó là các dấu hiệu tê cứng, mất cảm giác ở cổ. Nếu hiện tượng đau nhức này kéo dài theo từng đợt, xuất hiện nhiều lần trong ngày, có thể tác động không tốt đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Đau cơ xơ hóa: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Loét dạ dày
Nhiều tình trạng loét dạ dày khiến người bệnh phải cắt dây thần kinh số 10 để điều trị bệnh. Bởi vì khi cắt dây thần kinh phế vị sẽ giúp dạ dày giảm bài tiết dịch vị axit HCl (thành phần gây ra loét dạ dày). Cùng với đó sự co rút của dạ dày sẽ trở lại hoạt động bình thường, đồng thời ngăn ngừa được tình trạng trào ngược dịch mật vào dạ dày sau khi ăn.
Loét tá tràng
Bên cạnh loét dạ dày thì có nhiều trường hợp bệnh nhân bị cắt dây thần kinh số 10 khi bị loét tá tràng. Dù nhiều trường hợp bị loét một vết nhỏ không có biến chứng thì sẽ tiến hành cắt dây thần kinh phế vị mà không cần bàn luận. Đối với trường hợp loét tá tràng có chảy máu thì sẽ được khám và có cách điều trị riêng. Khi được phát hiện loét tá tràng mà được cắt dây thần kinh số 10 sớm, có tác dụng điều trị nguyên nhân gây bệnh và điều trị cả biến chứng của bệnh.
Cách điều trị viêm dây thần kinh số 10
Tình trạng viêm dây thần kinh số 10 có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào, phổ biến nhất là những trường hợp phẫu thuật ở vùng cổ, ngực và vùng bụng. Loại bệnh này có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và có cách điều trị đúng cách và phù hợp. Cụ thể:
- Dùng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống để điều trị viêm dây thần kinh số 10. Đây là cách được nhiều người quan tâm đến. Cách này là một phương pháp về vật lý trị liệu tác động đến các khớp xương ở cột sống cổ cũng như các dây thần kinh gần đó, làm giảm áp lực lên dây thần kinh số 10, giúp thúc đẩy chức năng tự hồi phục các mô của cơ thể, giúp làm giảm tình trạng viêm cũng như rối loạn dây thần kinh X.
- Dùng thuốc Tây y là cách phổ biến thường được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc Tây sẽ tác động đến hệ tiêu hoá, gây viêm dạ dày hoặc nổi mụn, làm giảm khả năng miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể.
- Người bệnh cần phải tìm hiểu để chọn bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa dây thần kinh, đồng thời nơi đó phải có uy tín cao. Điều này giúp người bệnh có thể hiểu rõ tình trạng bệnh và có kế hoạch điều trị bệnh phù hợp và đúng cách.
>>>>>Xem thêm: Bánh rán bao nhiêu calo? Những lưu ý khi ăn bánh rán giúp hạn chế tăng cân
Trên đây là những thông tin về dây thần kinh số 10. Hy vọng qua bài viết này, mọi người có thể hiểu rõ về vai trò, các bệnh liên quan, biến chứng tác động đến dây thần kinh số 10. Bên cạnh đó hãy đi khám sức khỏe để sớm phát hiện và có cách điều trị phù hợp đối với tình trạng viêm dây thần kinh số 10 (nếu có).
Xem thêm:
- Dây thần kinh thẹn là gì? Một số lưu ý để tránh chèn ép dây thần kinh thẹn
- Dây thần kinh chẩm xuất phát từ đâu? Biểu hiện đau dây thần kinh chẩm
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể