Viêm thanh quản gây ra những triệu chứng khó chịu như đau họng, ho khan, và kích ứng cổ họng. Vậy những loại thuốc nào thường được sử dụng để giảm triệu chứng và điều trị trong quá trình hồi phục viêm thanh quản. Bị bệnh viêm thanh quản uống thuốc gì?
Bạn đang đọc: Bị bệnh viêm thanh quản uống thuốc gì?
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm thanh quản thường thuyên giảm trong khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài bệnh nhân cần được điều trị y tế. Một số loại thuốc điều trị viêm thanh quản mà đã được chứng minh là hiệu quả trong việc kiểm soát căn bệnh này.
Contents
Bệnh viêm thanh quản
Thanh quản đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và kiểm soát giọng nói. Đây là cơ quan chứa các dây thanh âm, và nó cũng có nhiệm vụ quan trọng trong việc ngăn chặn thức ăn đi vào khí quản trong quá trình nuốt.
Tình trạng viêm thanh quản có thể xảy ra khi thanh quản phản ứng với các kích thích cấp tính hoặc mãn tính, bao gồm tác nhân hóa học, cơ học, dị ứng hoặc nhiễm trùng.
Viêm thanh quản thường dẫn đến sưng đỏ ở bất kỳ vùng nào của thanh quản. Nhiều trường hợp viêm thanh quản cấp tính có thể tự khỏi trong khoảng 1 – 2 tuần mà không cần điều trị y tế đặc biệt. Người bệnh có thể tự chăm sóc sức khỏe của mình tại nhà bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế nói chuyện để giảm áp lực cho thanh quản.
- Duy trì độ ẩm cho môi trường xung quanh bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc hít thở không khí ẩm qua các phương pháp như hít hơi nước từ bát nước nóng.
- Uống nhiều nước để duy trì cơ thể đủ nước, nhưng tránh đồ uống có chứa caffeine và rượu.
- Giữ ẩm cho cổ họng bằng cách hấp thụ viên ngậm, nhai kẹo cao su hoặc súc miệng bằng nước ấm với chút muối.
- Ngừng hút thuốc lá và tránh môi trường có khói, bụi, hoặc không khí khô.
- Tránh sử dụng thuốc thông mũi để tránh làm khô cổ họng thêm nữa.
Tuy nhiên, nếu triệu chứng viêm thanh quản kéo dài không khỏi hoặc trở nặng hơn, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Bị bệnh viêm thanh quản uống thuốc gì?
Phương pháp điều trị viêm thanh quản tùy thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn của bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm thanh quản:
Thuốc kháng sinh: Phần lớn các trường hợp viêm thanh quản do virus gây ra, do đó, thuốc kháng sinh thường không được kê đơn. Tuy nhiên, nếu bác sĩ xác định rằng nhiễm trùng là do vi khuẩn có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Việc này thường xảy ra khi nhiễm trùng nặng, tình trạng không giảm hoặc khi hệ miễn dịch của bệnh nhân yếu.
Thuốc giảm đau: Để giảm đau họng và giảm kích ứng cổ họng và ho khan thường xảy ra trong viêm thanh quản, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, paracetamol hoặc aspirin. Ngoài ra, có các biện pháp khắc phục tại chỗ như viên ngậm họng, siro trị đau họng, nước muối, trà thảo dược, thuốc xịt thảo dược, và viên ngậm thảo dược. Những loại này thường hoạt động khi tiếp xúc trực tiếp với các mô bị viêm hoặc kích ứng, giúp giảm triệu chứng trong cổ họng.
Tìm hiểu thêm: Nên tẩy tế bào chết trước hay sau khi tắm?
Corticosteroid: Trong các trường hợp viêm thanh quản nặng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng corticosteroid như prednisone để giảm sưng và đau. Tuy nhiên, thuốc này có nhiều tác dụng phụ, nên cần thận trọng khi sử dụng.
Thuốc kháng histamin: Nếu dị ứng là nguyên nhân của viêm thanh quản, bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc kháng histamin để giảm triệu chứng.
Thuốc giảm axit dạ dày: Các loại thuốc giảm lượng axit dạ dày có thể giúp kiểm soát triệu chứng ợ nóng và ngăn ngừa tổn thương cho thanh quản. Thuốc chẹn H2 giúp giảm sản xuất axit trong niêm mạc dạ dày, trong khi thuốc ức chế bơm proton giúp giảm sản xuất axit và thường được sử dụng để kiểm soát trào ngược dạ dày.
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm thanh quản
Khi sử dụng thuốc để điều trị viêm thanh quản, người bệnh cần tuân theo các quy tắc quan trọng sau để tránh gặp tác dụng phụ và đảm bảo hiệu quả của điều trị:
Không tự ý mua và sử dụng thuốc: Luôn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Bác sĩ sẽ đưa ra sự hướng dẫn cụ thể về loại thuốc và liều lượng phù hợp với tình trạng của bạn.
Tuân theo liều lượng hướng dẫn: Không nên tự ý tăng hoặc giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Việc sử dụng quá liều có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng và không tăng hiệu quả điều trị.
Tuân theo hướng dẫn về thời điểm dùng thuốc: Một số loại thuốc cần phải dùng trước hoặc sau bữa ăn. Đảm bảo bạn tuân theo hướng dẫn cụ thể về thời điểm sử dụng được ghi trên hộp thuốc hoặc hướng dẫn của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng đơn giản nhất
Không tự ý ngưng dùng thuốc: Không nên ngừng sử dụng thuốc trước khi hoàn thành liệu trình điều trị hoặc trước khi có sự cho phép của bác sĩ. Ngưng dùng thuốc trước thời gian quy định có thể làm bất lợi cho quá trình điều trị và gây tái phát bệnh.
Không lạm dụng thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh chỉ khi cần thiết và dưới sự chỉ định của bác sĩ. Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra hiện tượng kháng thuốc, khiến chúng không còn hiệu quả trong tương lai.
Cẩn trọng với thuốc corticosteroid: Thuốc corticosteroid có nhiều tác dụng phụ và chỉ nên được sử dụng khi thực sự cần thiết. Tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo rằng việc sử dụng thuốc này an toàn và hiệu quả.
Các thuốc điều trị viêm thanh quản thường mang lại hiệu quả tốt trong việc làm giảm triệu chứng và kiểm soát căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể tiềm ẩn nguy cơ xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, thời gian sử dụng, và cách sử dụng thuốc. Điều này là quan trọng để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh, đồng thời giảm nguy cơ xảy ra các phản ứng phụ có thể gây hại.
Xem thêm:
Những cách chữa viêm thanh quản tại nhà hiệu quả
Lưu ý cách chữa viêm thanh quản bằng mật ong
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể