Vi khuẩn ăn thịt người có ở đâu? Thời điểm có nguy cơ cao mắc bệnh nhất

“Vi khuẩn ăn thịt người có ở đâu?” là thắc mắc gây hoang mang cho nhiều người khi phải đối mặt với căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này vì chúng rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.

Bạn đang đọc: Vi khuẩn ăn thịt người có ở đâu? Thời điểm có nguy cơ cao mắc bệnh nhất

Vi khuẩn ăn thịt người là bệnh nhiễm trùng gặp ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra, hiện nay vẫn chưa có vacxin ngừa bệnh nên biện pháp dự phòng tối ưu nhất là chủ động tìm hiểu các triệu chứng để có cách phòng ngừa đúng cách. Bài viết sau đây sẽ cùng mọi người tìm hiểu kỹ hơn về các thông tin xoay quanh căn bệnh nguy hiểm này như nguồn gốc vi khuẩn ăn thịt người có ở đâu, chúng thường sinh sôi phát triển trong mùa nào,… để tự bảo vệ bản thân và gia đình mình khỏi nguy cơ mắc bệnh nhé!

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người (Whitmore) hay còn gọi là hiện tượng viêm cân mạc hoại tử do vi khuẩn necrotizing fasciitis (NF) gây ra, chúng nằm sâu dưới da âm thầm phá hủy các mô liên kết như mô mỡ và mô cơ. Tuy trong cộng đồng, bệnh không phổ biến nhưng khi mắc bệnh thì nguy cơ tử vong rất cao.

Một số loại vi khuẩn gây ra viêm cân mạc hoại tử có thể kể đến như aeromonas hydrophila, vibrio vulnificus, tụ cầu vàng (staphylococcus aureus),… Trong số đó vi khuẩn được gọi tên nhiều nhất là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A – group A beta hemolytic streptococcal.

Vi khuẩn ăn thịt người có ở đâu? Thời điểm có nguy cơ cao mắc bệnh nhất 1

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Vi khuẩn ăn thịt người có ở đâu? Thời điểm nào dễ mắc bệnh nhất?

Tuy bệnh không phổ biến như các dịch bệnh khác nhưng khi đã mắc bệnh thì tỷ lệ để lại biến chứng rất cao, vì thế việc phòng tránh vẫn luôn là cách tối ưu nhất để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, vì thế trước tiên bạn đọc cần xác định loại vi khuẩn ăn thịt người có ở đâu nhiều nhất, thời điểm nào có nguy cơ cao mắc bệnh.

Vi khuẩn ăn thịt người có ở đâu?

Theo lời mô tả của bác sĩ Alfred Whitmore vào năm 1912 tại Miến Điện, bệnh do nhóm vi khuẩn sống trên bề mặt nước và trong lòng đất gây ra, đặc biệt là môi trường bùn đất. Theo đó chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết trầy xước trên da hoặc đường thở khi hít phải các hạt bụi đất hoặc hơi nước li ti có chứa vi khuẩn.

Tìm hiểu thêm: Quy trình xóa chân mày bằng laser như thế nào? Có đau không?

Vi khuẩn ăn thịt người có ở đâu? Thời điểm có nguy cơ cao mắc bệnh nhất 2
Vi khuẩn ăn thịt người có ở đâu trong môi trường sống của chúng ta?

Thời điểm nào vi khuẩn ăn thịt người phát triển nhất?

Theo thống kê từ các đợt mưa lũ kéo dài tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc thì bệnh Whitmore bỗng gia tăng đột biến do nhóm vi khuẩn nguy hiểm có trong môi trường tự nhiên gây ra, cụ thể tại Huế từ tháng 10 đến tháng 11 đã có đến 28 ca mắc bệnh hầu hết đều phát hiện trễ kéo theo nhiều biến chứng khó lường như nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng và sốc nhiễm khuẩn,… chưa kể chi phí điều trị vô cùng cao nhưng tỷ lệ tử vong vẫn rất cao.

Miền Bắc cũng không ngoại lệ khi cũng phải đối mặt với nỗi lo bùng phát vi khuẩn ăn thịt người vào thời điểm chúng dễ phát triển nhất, tại các bệnh viện tuyến đầu như Bạch Mai, Bệnh Nhiệt Đới có nhiều ca nhập viện bệnh nhân tuổi tác đã cao trên 50 tuổi và có tiền sử bệnh đái tháo đường, nhiễm trùng nặng, áp xe phổi,…

Chính vì mức độ nguy hiểm mà loại vi khuẩn này gây ra, bản thân chúng ta cần phải theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể để can thiệp kịp thời, đặc biệt là vào mùa mưa lũ vi khuẩn có điều kiện phát triển nhanh hơn bình thường.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Whitmore

Các trường hợp mắc bệnh Whitmore ở giai đoạn đầu đều ít có biểu hiện cụ thể, mà chúng sẽ âm thầm làm tổn thương đa nội tạng, trong đó được chia thành 3 giai đoạn tối cấp, cấp tính và mãn tính. Ở từng giai đoạn sẽ có triệu chứng khác nhau nhưng có sự tương đồng với các bệnh khác như bệnh lao, viêm phổi làm cho chúng ta dễ bị nhầm lẫn. Dưới đây là một số biểu hiện chúng ta thường chủ quan có thể xuất hiện trong 24 giờ sau khi nhiễm khuẩn, điển hình như:

  • Xuất hiện các triệu chứng giống với cảm cúm như tiêu chảy, sốt, chóng mặt,…
  • Vùng da xung quanh vết trầy xước bị đau, sưng nóng và đỏ.
  • Cảm thấy khát nước hơn bình thường.

Biểu hiện chung của các trường hợp đó là hành sốt cao, đau dạ dày, viêm mang tai giống với bệnh quai bị, đau cơ khớp và các vị trí khác như:

  • Nhiễm trùng da: Kèm sốt, đau nhức, áp xe và đau cơ.
  • Nhiễm trùng máu: Gây ra triệu chứng sốt cao, đau họng, khó thở, tiêu chảy, đau cơ khớp và vết lở loét có mủ.
  • Nhiễm trùng phổi: Tác động đến hệ hô hấp gây viêm phổi nặng như đau ngực, khó thở, nhức đầu và sốt cao.
  • Nhiễm trùng tại một vùng nhất định: Thường liên quan đến tuyến mang tai, giống với các dấu hiệu của quai bị.
  • Nhiễm trùng lây lan: Vết loét xuất hiện nhiều vị trí trên cơ thể kèm theo biểu hiện đau đầu, cơ giật, giảm ký bất thường.

Lưu ý khi chuyển qua giai đoạn tối cấp (hiếm gặp) thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong nhanh hơn sau 48 giờ. Đối với giai đoạn mãn tính, bệnh sẽ dễ tái phát lại nhiều lần làm giảm sức đề kháng khiến cơ thể suy kiệt.

Vi khuẩn ăn thịt người có ở đâu? Thời điểm có nguy cơ cao mắc bệnh nhất 3

>>>>>Xem thêm: Thế nào là bệnh đặc hữu? COVID-19 có thể được coi là bệnh đặc hữu khi nào?

Người bệnh Whitmore có dấu hiệu bị áp xe nặng

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh truyền nhiễm này như vi khuẩn ăn thịt người có ở đâu, mùa sinh sôi phát triển của chúng là khi nào để chúng ta có cách phòng ngừa bệnh tốt nhất trước khi bệnh tiến triển nặng hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *