Nguy cơ đột tử khi bị block nhĩ thất độ 3

Block nhĩ thất là trạng thái hệ thống dẫn truyền xung điện trong tim từ tâm nhĩ xuống tâm thất bị gián đoạn. Block nhĩ thất độ 3 là dạng block nhĩ thất cao nhất và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đột tử.

Bạn đang đọc: Nguy cơ đột tử khi bị block nhĩ thất độ 3

Block nhĩ thất độ 3 là tình trạng gián đoạn hoàn toàn xung điện tim giữa tâm nhĩ và tâm thất. Điều này khiến cho nút nhĩ thất và nút xoang nhĩ không thể hoạt động bình thường để kiểm soát nhịp tim, từ đó cung lượng tim bị giảm. Tình trạng này có thể dẫn tới nguy cơ tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì vậy, bệnh nhân không nên chủ quan nếu phát hiện các triệu chứng bất thường của block nhĩ thất ở cấp độ 3.

Tổng quan về block nhĩ thất độ 3

Block nhĩ thất độ 3 còn được gọi là phân ly nhĩ thất hay block nhĩ thất hoàn toàn. Đây là cấp độ nặng nhất khi không có xung điện nào được dẫn truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Trong trường hợp này, tâm thất sẽ phải tự tạo xung điện riêng, từ đó gây ra sự chậm trễ trong việc dẫn truyền. Hậu quả là tim không thể bơm đủ lượng máu cần thiết tới các cơ quan khác trong cơ thể, làm gây tăng nguy cơ ngất và ngừng tim đột ngột.

Phân loại các cấp độ block nhĩ thất

Block nhĩ thất là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn trong quá trình dẫn truyền xung điện từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Hiện tượng này được phân loại thành 3 mức độ:

  • Block nhĩ thất độ 1: Xung điện được dẫn truyền thành công từ tâm nhĩ đến tâm thất trong khoảng thời gian lâu hơn bình thường một chút.
  • Block nhĩ thất độ 2: Xung điện dẫn truyền từ tâm nhĩ đến tâm thất có lúc được, lúc không. Lúc này, nhịp tim có khi không đều hoặc thậm chí có thể mất nhịp.
  • Block nhĩ thất độ 3: Xung điện hoàn toàn không thể dẫn truyền từ tâm nhĩ đến tâm thất. Điều này dẫn đến tình trạng tâm nhĩ và tâm thất vẫn co bóp nhưng không liên hệ được với nhau. Đây là lý do cấp độ này được gọi là phân ly nhĩ thất.

Nguy cơ đột tử khi bị block nhĩ thất độ 3 1

Ví dụ về kết quả điện tâm đồ của bệnh nhân block nhĩ thất độ 3

Block nhĩ thất ở cấp độ 3 nguy hiểm hơn cấp độ 1 và 2 bởi các đặc trưng sau:

  • Tâm nhĩ và tâm thất không thể kết nối được với nhau vì xung điện bị chặn hoàn toàn.
  • Tâm thất buộc phải tự tạo xung điện riêng để co bóp, kết quả là nhịp đập của tim trở nên chậm hơn bình thường.
  • Sự gián đoạn trong quá trình dẫn truyền xung điện của block nhĩ thất cấp độ 3 gây ra tình trạng tim ngừng đập tạm thời hoặc nặng hơn là đột tử nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân gây ra block nhĩ thất độ 3 là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân đã được xác định có liên quan tới trạng thái block nhĩ thất độ 3. Các yếu tố được biết đến nhiều nhất là:

  • Bệnh tim mãn tính;
  • Ngộ độc một hoặc một số loại thuốc;
  • Thiếu máu cơ tim;
  • Có bất thường về điện giải;
  • Block nhĩ thất sau cuộc phẫu thuật, ví dụ như: Phẫu thuật thay van động mạch chủ.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể dẫn tới block nhĩ thất độ 3 gồm:

  • Bệnh Lyme;
  • Một số bệnh liên quan đến rối loạn mạch máu;
  • Tác dụng phụ của những loại thuốc điều trị nhịp tim.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp không thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh.

Tìm hiểu thêm: Tiêm thuốc rụng trứng có làm chậm kinh không? Đối tượng thích hợp để tiêm thuốc kích trứng

Nguy cơ đột tử khi bị block nhĩ thất độ 3 2
Ngộ độc thuốc có thể gây ra block nhĩ thất độ 3

Block nhĩ thất độ 3 nguy hiểm đến mức nào?

Như đã đề cập trên đây, block nhĩ thất cấp độ 3 nặng hơn cấp độ 1 và 2. Vậy triệu chứng của nó cụ thể ra sao, nguy hiểm đến mức nào và có thể gây ra biến chứng gì?

Triệu chứng phổ biến của block nhĩ thất độ 3

Các bệnh nhân mắc block nhĩ thất độ 3 thường biểu hiện các triệu chứng khá rõ ràng. Các dấu hiệu phổ biến nhất là:

  • Mệt mỏi toàn thân;
  • Khó thở;
  • Đau tức ngực;
  • Ngất.

Ngoài ra, các tín hiệu suy hô hấp, toát mồ hôi, thở gấp, thay đổi trạng thái tinh thần, bị co rút cơ là những biểu hiện lâm sàng khá phổ biến. Nguyên nhân là do việc giảm cung lượng tim khi nhịp tim bị chậm hơn 40 nhịp/phút. Những bệnh nhân có nhịp tim nhanh hơn mức 50 – 60 nhịp/phút thường có rất ít hoặc không có triệu chứng. Ngược lại, khi bệnh nhân có nhịp tim chậm hơn 30 nhịp/phút, họ có nhiều khả năng bị ngất.

Bệnh nhân bị block nhĩ thất hoàn toàn nếu kèm theo nhồi máu cơ tim cấp thường xuất hiện những triệu chứng thiếu máu cục bộ như đau ngực hoặc khó thở.

Biến chứng nguy hiểm từ block nhĩ thất độ 3

Bệnh nhân có thể được chẩn đoán mắc block nhĩ thất cấp độ 3 thông qua thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân điều trị ngay vì block nhĩ thất hoàn toàn thường diễn biến nhanh và gây ra nhiều biến chứng.

Bệnh nhân có nguy cơ bị ngã thường xuyên, gây ra chấn thương ở vùng đầu. Các triệu chứng nặng hơn thậm chí có thể dẫn tới nguy cơ không thể bảo vệ đường thở, có cảm giác buồn nôn hoặc mê sảng.

Nguy cơ đột tử khi bị block nhĩ thất độ 3 3

>>>>>Xem thêm: Nhận biết tiết dịch âm đạo bất thường

Bệnh nhân block nhĩ thất độ 3 bị tức ngực, khó thở

Điều trị block nhĩ thất độ 3 thế nào và tiên lượng ra sao?

Trước tiên, bệnh nhân bị block nhĩ thất hoàn toàn sẽ được chỉ định sử dụng Atropin tiêm tĩnh mạch, sau đó là Dopamine và Epinephrine. Tuy nhiên, cách này chỉ là phương án hỗ trợ tạm thời trong thời gian chờ cấy máy tạo nhịp tim. Tất cả các bệnh nhân bị block nhĩ thất độ 3 thường phải sử dụng máy tạo nhịp tim.

Tiên lượng sau khi điều trị block nhĩ thất độ 3

Hiệu quả hồi phục của bệnh nhân sau khi điều trị block nhĩ thất hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của những biểu hiện lâm sàng. Phân ly nhĩ thất sẽ hồi phục tốt hơn đối với những trường hợp nhồi máu cơ tim cấp tính. Block nhĩ thất hoàn toàn thường gặp ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim thành dưới hơn so với bệnh nhân nhồi máu cơ tim thành trước.

Một số vấn đề bệnh nhân có thể gặp phải trong quá trình điều trị là: Đặt sai vị trí hoặc bị bong dây dẫn của máy tạo nhịp tim. Ngoài ra, việc cấy máy tạo nhịp tim cũng có thể khiến một số triệu chứng bệnh xuất hiện trở lại.

Chăm sóc sau điều trị block nhĩ thất độ 3

Việc giảm gánh nặng cho tim và hạn chế tối đa những nguy cơ tiềm ẩn như: Đái tháo đường hay tăng huyết áp sẽ giúp nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân block nhĩ thất cấp độ 3.

Sau khi được cấy máy tạo nhịp tim, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc vết thương. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên lái xe trong khoảng 2 – 3 tuần sau cấy. Người mắc bệnh tim mạch cũng cần hạn chế tiếp xúc với các thiết bị gây nhiễu điện từ cho máy tạo nhịp tim. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra máy tạo nhịp tim định kỳ để có thể điều chỉnh cho phù hợp.

Một yếu tố quan trọng khác mà bệnh nhân phân ly nhĩ thất nói riêng và bệnh nhân tim mạch nói chung cần chú ý là kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh. Qua bài viết trên đây, Kenshin đã mang đến cho bạn những thông tin cơ bản về block nhĩ thất độ 3. Việc hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh, những dấu hiệu và cách thức điều trị sẽ giúp người bệnh dễ dàng nhận biết để can thiệp từ sớm.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị rung thất
  • Tâm thất là gì? Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở tâm thất

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *