Trà lúa mạch là gì? Lợi ích của trà lúa mạch đối với sức khỏe

Trà lúa mạch là thức uống giàu dưỡng chất, lại không chứa các thành phần gây kích thích thần kinh nên phù hợp với đại đa số người dùng. Và bên cạnh hương vị đặc sắc thì đại diện trên còn có tác dụng làm đẹp và hỗ trợ sức khỏe.

Bạn đang đọc: Trà lúa mạch là gì? Lợi ích của trà lúa mạch đối với sức khỏe

Mặc dù không có xuất xứ trong nước nhưng trà lúa mạch càng ngày càng được nhiều người Việt biết đến. Đồ uống này khi dùng nóng hay thưởng thức lạnh đều rất thơm ngon. Đặc biệt trà còn tích hợp rất nhiều tác dụng đáng giá mà nếu nghe qua, chắc chắn bạn sẽ cân nhắc việc đưa chúng vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình.

Trà lúa mạch là gì?

Trà lúa mạch được đặt tên theo nguyên liệu chính làm ra thành phẩm. Cụ thể hơn đây là dòng trà được chế biến từ hạt lúa mạch (đại mạch). Chúng rất phổ biến ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,…

Trà lúa mạch: Đặc điểm, lợi ích và cách sử dụng 2

Trà lúa mạch có xuất xứ từ các nước Đông Á

Đặc điểm dễ nhận biết của loại trà này là có màu vàng nâu như mật ong, mang vị đắng và hơi cay nhẹ. Tại Nhật Bản, nó được dùng như một thức uống giải khát vào mùa hè và người sử dụng thường cho thêm đá khi thưởng thức. Ở Hàn Quốc, trà làm từ lúa mạch có thể được pha nóng hoặc dùng lạnh, tùy vào sở thích cá nhân và yếu tố thời tiết, khí hậu. Đặc biệt ngoài dạng thô, dòng trà này còn được chế biến thành hai phiên bản khác là nước đóng chai và trà túi lọc.

Lợi ích của trà lúa mạch đối với sức khỏe

Trà lúa mạch không chỉ dùng để giải khát, ngoài vai trò này chúng còn đem đến rất nhiều tác dụng lớn đối với sức khỏe và sắc đẹp. Cụ thể như sau:

Chống lão hóa

Hàm lượng chất chống oxy hóa trong dòng trà này là cực dồi dào. Điển hình nhất là vitamin C, selen, vitamin A, lignans,… Những thành phần trên sẽ thải trừ các gốc tự do, làm chậm tiến trình lão hóa của cơ thể, bảo vệ hệ tim mạch và giúp da ngày càng săn chắc, giảm thiểu các nếp nhăn. Vậy nên nếu bạn muốn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh và trẻ trung hơn tuổi thật thì uống trà làm từ lúa mạch là ý tưởng không tồi chút nào.

Làm sạch răng miệng, phòng chống sâu răng

Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất có trong lúa mạch có tác dụng ức chế sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là với liên cầu khuẩn gây sâu răng. Do đó khi duy trì thói quen uống trà làm từ lúa mạch rang mỗi ngày, các vấn đề răng miệng của người sử dụng sẽ được cải thiện đáng kể. Răng chắc khỏe hơn và mùi khó chịu cũng dần bay biến.

Chống lại sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch

Khi độ nhớt của máu tăng lên và có thêm sự hiện diện của các nhân tố tham gia vào quá trình đông máu (canxi, vitamin K) thì cục máu đông có thể hình thành bên trong lòng mạch. Đây là căn nguyên gây nên hiện tượng tắc nghẽn hệ tuần hoàn, từ đó dẫn đến nguy cơ tai biến, đột quỵ. Tuy nhiên, nếu bạn “kết thân” với trà làm từ lúa mạch thì vấn đề trên chỉ còn là chuyện nhỏ. Thức uống này có khả năng điều chỉnh độ nhớt máu, tăng cường tính lưu động của hệ tuần hoàn. Nhờ vậy mà quá trình lưu thông dịch tuần hoàn sẽ diễn ra thuận lợi, trơn tru hơn hẳn.

Tăng cường chức năng tiêu hóa

Loại trà này giúp làm giảm sự co bóp quá mức của dạ dày và ruột. Vậy nên nếu bạn bị buồn nôn do rối loạn chức năng tiêu hóa, hãy uống 1 ly trà nóng được làm từ hạt lúa mạch rang để cải thiện tình hình. Ngoài ra, một số hoạt chất trong đồ uống này còn có vai trò như thuốc kháng sinh tự nhiên. Do đó chúng đặc biệt tốt đối với những người bị viêm dạ dày, đại tràng do nhiễm khuẩn gây ra.

Trà lúa mạch: Đặc điểm, lợi ích và cách sử dụng 3

Trà làm từ hạt lúa mạch giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Ngăn ngừa ung thư

Phytonutrients trong lúa mạch được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phân chia của tế bào ung thư tuyến vú và ung thư tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó hàng loạt chất chống oxy hóa có trong đồ uống này còn giúp chặn đứng con đường làm tổn thương tế bào của các gốc tự do. Kết quả là nguy cơ phát sinh ung thư sẽ giảm đi đáng kể.

Hỗ trợ sức khỏe sinh sản ở nam giới

Như đã nhắc đến ở trên, selen là một trong những thành phần đắt giá có trong loại trà tốt cho sức khỏe này này. Vi chất trên giúp hỗ trợ quá trình sinh tinh và hoàn thiện tinh trùng, làm tăng số lượng và chất lượng của các “tinh binh”. Từ đó nâng cao tỷ lệ thụ thai, giúp các cặp vợ chồng mau chóng có tin vui.

Trị táo bón

Trà làm từ lúa mạch rất giàu chất xơ tự nhiên. Thành phần này được xem là người bạn tốt của đại tràng vì chúng tạo ra lực ma sát nhẹ lên thành ruột, từ đó giúp kích thích nhu động ở cơ quan này và hỗ trợ việc tống đẩy phân ra ngoài. Vậy nên, nếu bạn thường xuyên sử dụng đồ uống đang xét thì tình trạng táo bón sẽ được cải thiện thấy rõ.

Làm sạch dịch tuần hoàn

Trà hạt lúa mạch được xem là “khắc tinh” của độc tố và mỡ xấu có trong dịch tuần hoàn. Vậy nên chúng có vai trò như nhân tố lọc máu, giúp thải trừ các yếu tố nguy cơ ra khỏi loại mô liên kết này. Từ tác dụng đặc biệt trên, hệ tim mạch sẽ ngày càng khỏe mạnh và khả năng phòng chống bệnh tật cũng ngày một tăng cường.

Trị cảm, sốt

Trà hạt lúa mạch vừa có tính ấm, lại vừa có tác dụng thanh lọc cơ thể, tiêu đờm, giảm sưng nên rất có lợi cho người bị viêm đường hô hấp. Trong trường hợp này, nếu bạn nhâm nhi 1 – 2 tách trà nóng vào sáng sớm và trước khi đi ngủ thì các triệu chứng cảm, sốt sẽ được đẩy lùi chóng vánh.

Tìm hiểu thêm: Virus Rota ở người lớn có nguy hiểm không?

Trà lúa mạch: Đặc điểm, lợi ích và cách sử dụng 1
Các hoạt chất trong trà hạt lúa mạch giúp bạn có được giấc ngủ ngon hằng đêm

Hỗ trợ giảm cân

Lượng calo trong trà hạt lúa mạch là không đáng kể, lượng đường tự nhiên cũng rất thấp nên việc thưởng thức đồ uống này không tiềm ẩn gánh nặng về nguồn năng lượng đầu vào. Không chỉ vậy, lượng chất xơ lớn trong trà còn giúp bạn no lâu, giảm bớt cảm giác thèm ăn. Chưa hết, chất chống oxy hóa tích hợp trong đồ uống trên sẽ đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa vật chất, hỗ trợ việc đốt cháy mỡ thừa và giúp bạn nhanh chóng có được cân trọng lý tưởng.

Cho giấc ngủ ngon

Melatonin và tryptophan trong trà hạt lúa mạch đều đem đến tác dụng an thần và điều hòa giấc ngủ. Bên cạnh đó, dòng trà này không chứa caffeine, không gây kích thích thần kinh nên bạn có thể uống một ly trà nóng trước khi đi ngủ cũng không thành vấn đề.

Cách sử dụng trà lúa mạch

Trong cách sử dụng trà lúa mạch, có 2 vấn đề mà Kenshin muốn chia sẻ tới bạn đọc, đó là quy trình pha trà và một số lưu ý khi thưởng thức đồ uống này.

Quy trình pha

Để có được ly trà hạt lúa mạch thơm ngon, bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Rang thơm gạo lúa mạch (đại mạch) cho đến khi chúng dậy mùi và chuyển màu nâu đậm.
  • Bước 2: Đun sôi 800ml nước, sau đó cho 6 thìa canh đại mạch rang vào và nấu nhỏ lửa trong 30 phút (chú ý thường xuyên khuấy để tránh nguy cơ cháy xém).
  • Bước 3: Để trà nguội bớt rồi gạn lấy nước hoặc dùng rây lọc bỏ phần bã.
  • Bước 4: Thêm chút chanh và mật ong vào ly trà và thưởng thức khi còn nóng ấm.

Trà lúa mạch: Đặc điểm, lợi ích và cách sử dụng 5

Pha đúng cách sẽ giúp bạn có được ly trà thơm ngon

Lưu ý khi sử dụng

Trà hạt lúa mạch tốt với đại đa số người dùng nhưng vẫn có một số đối tượng cần phải thận trọng khi sử dụng đồ uống này. Cụ thể như sau:

  • Đây không phải là lựa chọn phù hợp dành cho người nhạy cảm hoặc không dung nạp gluten. Trong trường hợp này, nếu sử dụng bất chấp khuyến cáo thì sẽ rất dễ bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,…
  • Phụ nữ sau sinh không nên uống trà làm từ lúa mạch vì theo một số nghiên cứu, đại diện này có thể gây kích ứng và làm cản trở quá trình tiết sữa của mẹ cho con bú.

Trà lúa mạch: Đặc điểm, lợi ích và cách sử dụng 4

>>>>>Xem thêm: Tác hại của việc xuất tinh ngoài đối với sức khỏe mà ít người biết

Trà hạt lúa mạch rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng

Qua những thông tin mà Kenshin vừa cung cấp, liệu bạn còn thắc mắc gì về trà lúa mạch hay không? Nếu có thì hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ chi tiết nhé! Kenshin luôn chào đón và rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Xem thêm:

  • Trà phổ nhĩ là gì? Tác dụng của trà phổ nhĩ với sức khỏe
  • Trà thảo mộc và những công dụng bất ngờ cho sức khỏe

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *