Ăn kiến có sao không? Những mối nguy từ loài kiến mà bạn cần biết

Trong đời sống hằng ngày, chắc hẳn ai cũng đã từng gặp trường hợp kiến chui vào thức ăn và ta vô tình ăn phải chúng. Nhiều người có cảm giác lo lắng sau khi ăn phải kiến, vậy ăn kiến có sao không? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi này.

Bạn đang đọc: Ăn kiến có sao không? Những mối nguy từ loài kiến mà bạn cần biết

Khi bảo quản thức ăn, đôi khi chúng ta gặp tình trạng kiến xâm nhập và bâu vào thức ăn, điều này gây ra không ít khó chịu cho người gặp phải. Nhiều người cho rằng thức ăn bị kiến bâu vào đã bị nhiễm khuẩn và ăn phải kiến sẽ gây ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, hiện chưa có trường hợp nào cho thấy việc ăn phải kiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Vậy ăn kiến có sao không? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những mối nguy từ loài kiến

Để trả lời cho câu hỏi “Ăn kiến có sao không?”, nhiều người nghĩ rằng kiến là một loài động vật nhỏ bé, vô hại, tuy nhiên, chúng ta không thể lường trước được những mối nguy hiểm do loài động vật nhỏ bé này đem lại. Dưới đây là những mối nguy do loài kiến đem lại:

Lây truyền vi khuẩn gây bệnh

Loài kiến, mặc dù được coi là nhỏ bé và vô hại, nhưng thực tế lại là chúng mang theo nhiều mối nguy đối với sức khỏe và an toàn của con người. Kiến có thể mang khả năng truyền nhiễm các loại vi khuẩn và ký sinh trùng. Điều này tạo ra nguy cơ lây truyền các bệnh như về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa, và các vấn đề hệ khác.

Các loại vi khuẩn như E. coli, liên cầu khuẩn, Shigella, Salmonella, và tụ cầu khuẩn thường xuất hiện trong môi trường sống của kiến. Kiến có khả năng mang các loại vi khuẩn này từ môi trường bẩn đến thức ăn của chúng ta. Vì thế, khi thức ăn không đảm bảo vệ sinh, đừng ngại vứt chúng đi.

Kiến cắn có thể gây kích ứng da

Một số loài kiến, như kiến lửa hay kiến ba khoang, có thể tạo ra vết cắn sưng đỏ và gây kích ứng da. Đối với những người có dạng dị ứng đặc biệt, vết kiến cắn có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng nặng như sưng đau và khó thở.

Ăn kiến có sao không? 2

Làn da bị kích ứng do kiến ba khoang cắn

Kiến phá hủy đồ nội thất

Kiến thường xâm nhập vào các khe nhỏ và rãnh trong đồ nội thất để tạo tổ. Nếu chúng không tìm thấy vật liệu thích hợp, chúng có thể phá hoại các vật dụng trong nhà như gói carton, giấy, và các loại vật liệu khác để xây dựng tổ.

Nguy hiểm với trẻ em

Đối với trẻ em thì ăn kiến có sao không? Câu trả lời là “Có”, trong trường hợp trẻ ăn kiến, nguy cơ dị ứng tăng cao, đặc biệt là đối với những trẻ có tiền sử về dị ứng. Ngoài ra, kiến cũng có thể chứa các tác nhân gây nhiễm trùng, từ vi khuẩn đến vi rút và ký sinh trùng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, kiến cắn làm sưng đau, dị ứng da ở trẻ nhỏ. Vì thế, với các em nhỏ, bạn nên cẩn trọng với thức ăn cũng như đồ dùng cho bé, tránh để kiến xâm nhập.

Ăn kiến có sao không?

Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Hương (trích báo dantri.com.vn), một người làm nông nghiệp, do thói quen ăn muộn vào bữa tối và quên bát thịt ở chạn bát sau bữa ăn trước, chị đã mang ra rửa và đun lại để ăn. Tuy nhiên, sau khoảng 3 – 4 tiếng, chị bắt đầu có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy, buộc phải truyền nước để giảm triệu chứng.

Ta có thể thấy, trường hợp kiến xâm nhập vào thức ăn rất phổ biến ở các gia đình, đặc biệt là các gia đình ở nông thôn, tuy nhiên, nhiều người chủ quan và cho rằng kiến là loài động vật vô hại, không gây ra tác động nguy hiểm đến sức khỏe.

Thực tế cho rằng, kiến có thể mang trong mình nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm từ môi trường bên ngoài, rồi xâm nhập vào thức ăn, khi con người ăn phải thức ăn đó không những không cung cấp dinh dưỡng mà có thể gây ra hiện tượng ngộ độc nặng nề. Vậy ăn kiến có sao không? Câu trả lời là “Có”.

Tìm hiểu thêm: Nhiễm khuẩn ổ bụng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Ăn kiến có sao không? 1
Nhiều người thắc mắc: Ăn kiến có sao không?

Để kết luận rằng việc ăn kiến có sao không còn tùy thuộc vào mức độ và tình trạng thực tế. Nếu chỉ số ít kiến xâm nhập vào thức ăn và ta không may ăn phải, đây là điều hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, quan trọng hơn hết, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy tập thói quen bảo quản thực phẩm trong hộp nhựa, tủ lạnh để đảm bảo an toàn.

5 cách diệt kiến cần biết

Kiến xuất hiện trong nhà bởi vì chúng tìm được môi trường sống và nguồn thức ăn thuận lợi. Những vị trí thường xuất hiện kiến có thể là phòng bếp, phòng ngủ, phòng tắm,… Có rất nhiều mẹo an toàn, hiệu quả để ngăn kiến vào nhà. Dưới đây là 5 cách đuổi kiến phổ biến nhất:

Dùng chanh để tạo dung dịch diệt kiến

Chanh không chỉ là một nguyên liệu thông thường trong các gia đình mà còn được sử dụng trong nhiều mẹo vặt, trong đó có cách diệt kiến hiệu quả. Một cách đơn giản là pha loãng nước cốt chanh và xịt quanh khu vực có kiến. Sau một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả khi kiến không dám quay lại nhà bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp khác bằng cách pha nước cốt chanh vào nước lau sàn, lau bếp, và các khu vực khác trong nhà. Điều này không chỉ giúp diệt kiến mà còn tạo ra không khí thơm mát trong ngôi nhà, ngăn chặn sự xuất hiện của kiến trong thời gian dài.

Rắc hạt tiêu quanh nơi kiến thường kiếm ăn

Một phương pháp khác để diệt kiến trong nhà là rắc trực tiếp tiêu bột lên chúng khi đang bò hoặc trực tiếp vào tổ của chúng. Chúng sẽ rời đi khỏi nhà bạn sau một khoảng thời gian ngắn. Sau khi đuổi được kiến, bạn chỉ cần dọn dẹp và xóa đường kiến để ngăn chúng quay trở lại. Đây là một cách tự nhiên và đơn giản để đối phó với vấn đề kiến trong nhà.

Đuổi kiến bằng phấn rôm

Ít ai biết được công dụng của loại phấn rôm quen thuộc này, phấn rôm em bé, với mùi hương dễ chịu và tác dụng chăm sóc da cho bé, cũng có thể là một biện pháp hiệu quả để diệt kiến trong nhà. Bạn có thể rắc phấn xung quanh các khu vực mà kiến thường xuất hiện. Phương pháp này được nhiều người ưa chuộng vì tính an toàn và thiên nhiên, đặc biệt là khi áp dụng trong phòng ngủ hoặc những nơi em bé thường xuyên tiếp xúc.

Đuổi kiến bằng baking soda

Bả mồi từ baking soda kết hợp với đường không chỉ là một cách an toàn mà còn rất hiệu quả để diệt kiến trong nhà. Khi kiến ăn phải hỗn hợp này, kiến sẽ bị tiêu diệt triệt để. Nguyên nhân của hiện tượng này là do baking soda phản ứng với acid trong dạ dày của kiến, tạo ra một lượng khí lớn, làm cho bụng kiến bị phình to. Đây là một phương pháp tự nhiên và tiết kiệm để giữ cho vệ sinh và thẩm mỹ cho không gian sống của bạn.

Ăn kiến có sao không? 3

>>>>>Xem thêm: Hội chứng viêm ở bệnh vẩy nến: Mối nguy hiểm khó lường

Đuổi kiến bằng baking soda

Đuổi kiến bằng tỏi

Việc này rất đơn giản, chỉ cần bóc một hoặc hai tép tỏi tươi và đặt chúng gần nơi kiến thường xuất hiện. Ngay lập tức, bạn sẽ thấy không có con kiến nào xuất hiện trong khu vực đó. Khi tép tỏi trở bị khô, bạn có thể thay thế chúng bằng tép tỏi mới để duy trì tác dụng.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của bạn về “Ăn kiến có sao không?”. Qua bài viết trên, bạn có thể áp dụng các biện pháp diệt kiến an toàn, hiệu quả tại nhà để giữ gìn vệ sinh thực phẩm cũng như giảm thiểu sự khó chịu gây ra bởi lũ kiến phiền toái.

Xem thêm:

Khi bị kiến ba khoang đốt bao lâu thì khỏi?

Cách xử lý kiến chui vào tai an toàn và hiệu quả

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *