Liệt tứ chi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh

Tình trạng liệt tứ chi xảy ra khi tủy sống bị tổn thương và không thể phục hồi. Khi này, người bệnh sẽ bị liệt chân, tay, mất cảm giác tứ chi và không thể vận động hay kiểm soát hoạt động của các cơ quan này, bao gồm cả vùng chậu và hoạt động tiểu tiện.

Bạn đang đọc: Liệt tứ chi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh

Liệt tứ chi là biến chứng do tủy sống bị tổn thương gây nên. Bệnh nhân bị liệt tứ chi gần như không thể cử động chân tay hoặc kiểm soát các vùng trên cơ thể. Điều này dẫn đến rất nhiều hệ lụy đối với cả sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Liệt tứ chi là gì?

Tình trạng liệt tứ chi xảy đến khi tủy sống bị tổn thương nghiêm trọng, khiến bệnh nhân mất cảm giác và khả năng điều khiển các chi trên cơ thể, bao gồm chân, tay và cả các cơ quan nằm ở vùng chậu.

Liệt tứ chi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh 1

Liệt tứ chi do nhiều nguyên nhân, trong đó có tổn thương tủy sống gây nên

Thực tế có rất nhiều vấn đề, biến chứng xảy đến sau chấn thương, đặc biệt là chấn thương tủy sống làm cho bệnh nhân bị liệt tứ chi, bên cạnh các biến chứng khác như huyết áp giảm thấp, nhịp tim chậm,… Người bệnh có thể cảm thấy khó thở hoặc mất khả năng tự thở. Tình trạng này có thể khiến da xuất hiện các vết lở loét hoặc co cứng khớp, cứng cơ,… đe dọa đến tính mạng.

Một số trường hợp bệnh nhân bị liệt tứ chi không thể phản ứng chính xác và hiệu quả nhất đối với các vấn đề liên quan đến bàng quang hoặc hệ tiêu hóa, ruột,… dẫn đến tình trạng huyết áp tăng. Tình trạng này nếu không kịp thời phát hiện và xử lý có thể dẫn đến đột quỵ, nghiêm trọng hơn là tử vong. Bệnh nhân liệt tứ chi không tiến hành điều trị sẽ không thể tự chăm sóc bản thân.

Nguyên nhân và triệu chứng khi bị liệt tứ chi

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến liệt tứ chi là do chấn thương tủy sống hoặc một số tình trạng khác như bại não hoặc đột quỵ, hiện tượng liệt cứng tứ chi, liệt tứ chi cột sống,… cũng dẫn đến hiện tượng này. Các tai nạn nghiêm trọng như tai nạn xe hơi, tai nạn lao động hoặc té ngã trong sinh hoạt,… cũng có thể là nguyên nhân gây liệt tứ chi.

Về triệu chứng của bệnh nhân bị liệt tứ chi, tùy vào mức độ sẽ có các biểu hiện cụ thể khác nhau. Một số biểu hiện phổ biến bao gồm:

  • Mất kiểm soát hoặc khó khăn trong việc kiểm soát các hoạt động của bàng quang và ruột.
  • Khó tiêu.
  • Bệnh nhân xuất hiện tình trạng khó thở.
  • Cảm thấy tê mỏi và mất cảm giác ở các chi.
  • Yếu cơ, đặc biệt là các cơ ở cánh tay, chân,…
  • Không có khả năng vận động hoặc kiểm soát các cơ ở khu vực tổn thương sau chấn thương.

Tình trạng liệt tứ chi có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi khác nhau nên điều bạn cần làm là tuyệt đối không chủ quan với hiện tượng này. Một số trường hợp có nguy cơ bị liệt tứ chi cao hơn thông thường bao gồm:

  • Nam giới bị chấn thương tủy sống có nguy cơ bị liệt tứ chi cao hơn phụ nữ.
  • Người trên 65 tuổi khi bị chấn thương, té ngã cũng có thể dẫn đến liệt tứ chi.
  • Người có bệnh xương khớp do chấn thương hoặc viêm khớp, loãng xương,…

Tìm hiểu thêm: Giải đáp các thắc mắc khi chọn phẫu thuật nội soi tim

Liệt tứ chi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh 2
Loãng xương, viêm khớp,… là tăng nguy cơ bị liệt tứ chi

Phương pháp chẩn đoán liệt tứ chi

Bệnh nhân bị liệt tứ chi có thể được chẩn đoán bằng các phương pháp sau:

Chụp cắt lớp (CT): Cho thấy các tổn thương ở tủy sống, đĩa đệm và các vấn đề khác xuất hiện ở cột sống, tủy sống,…

Chụp X-quang: Phương pháp phổ biến và hầu hết các bệnh nhân liệt tứ chi đều phải thực hiện để xác định mức độ chấn thương có gây tổn thương đến tủy sống hay không, đốt sống, tủy sống có gặp vấn đề hay không, các khối u, gãy xương, thoái hóa cột sống ở vị trí này,…

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp chẩn đoán liệt tứ chi này sử dụng sóng từ trường để phản chiếu hình ảnh cột sống trên màn hình, từ đó hỗ trợ tối ưu cho bác sĩ trong quá trình quan sát tình trạng tủy sống, thoát vị đĩa đệm, cục máu đông hoặc các tác nhân khác chèn ép lên tủy sống.

Cách điều trị tình trạng liệt tứ chi

Khi gặp chấn thương dẫn đến liệt tứ chi, người bệnh sẽ được chuyển đến trung tâm phục hồi chức năng nhằm áp dụng biện pháp vật lý trị liệu để chăm sóc, tăng khả năng phục hồi cho bệnh nhân. Điều kiện cần đảm bảo khi điều trị liệt tứ chi là cần điều trị, phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, hiệu quả nhất khi ở giai đoạn đầu và duy trì đến khi có kết quả.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được đề phòng tình trạng bội nhiễm và lở loét bằng cách:

  • Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế thuận lợi nhất, giảm tối đa tỳ đè, thường xuyên trở người cho bệnh nhân, vệ sinh sạch sẽ thân thể và lau thật khô sau đó,… nhằm chống tình trạng lở loét một số vùng da ẩm ướt, tỳ đè nhiều.
  • Tập thở và tập ho, tăng cường vỗ rung lồng ngực cho người bị liệt tứ chi để tránh ứ đọng đờm dãi gây các vấn đề về hô hấp.
  • Chăm sóc và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp với thể trạng, nhu cầu của người bệnh, dựa trên các giai đoạn cụ thể khi bị liệt tứ chi.
  • Nên đặt sond tiểu ngắt quãng mỗi 6 giờ/lần, thường xuyên bơm rửa bàng quang để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu và căng bàng quang quá mức.
  • Tiến hành chiếu tia hồng ngoại cho người bệnh để giảm nguy cơ viêm nhiễm, lở loét ngoài da, đồng thời hỗ trợ việc phục hồi chức năng, giảm đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
  • Thường xuyên và đều đặn tập luyện vật lý trị liệu cho người bệnh liệt tứ chi nhằm kích thích các khối cơ và dây thần kinh phục hồi chức năng. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp quá trình lưu thông máu ở người bệnh hiệu quả hơn, hạn chế nguy cơ teo chi dưới, teo cơ,…

Liệt tứ chi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh 3

>>>>>Xem thêm: Trường hợp răng lung lay có giữ được không?

Thường xuyên xoa bóp, tập vật lý trị liệu giúp tăng khả năng phục hồi cho người bệnh

Trên đây là một số thông tin về tình trạng liệt tứ chi mà Kenshin muốn chia sẻ đến quý bạn đọc, mong rằng đã có thể giúp ích cho bạn. Với người bệnh bị liệt tứ chi, người nhà nên thường xuyên xoa bóp cơ thể 1 – 2 lần mỗi ngày và thay quần áo thường xuyên, đều đặn, vệ sinh cơ thể sạch sẽ,… để người bệnh cảm thấy thoải mái nhất, đề phòng tình trạng lở loét không mong muốn.

Xem thêm:

Các kiểu liệt do chấn thương tủy sống thường gặp nhất

Tổn thương tuỷ sống có nguy hiểm không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *