Viêm tủy xám hay còn gọi là bệnh bại liệt, do virus bại liệt gây ra. Người bị viêm tủy xám có thể phải gánh chịu những biến chứng nặng nề về sức khỏe. Một trong số đó là hội chứng sau viêm tủy xám.
Bạn đang đọc: Hội chứng sau viêm tủy xám là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm tủy xám còn được biết đến với tên gọi quen thuộc hơn là bệnh bại liệt. Người bị mắc căn bệnh này dù sống sót thì rất nhiều trong số đó cũng phải đối mặt với tàn tật và nhiều biến chứng lâu dài về sức khỏe. Biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân từng mắc viêm tủy xám chính là hội chứng sau viêm tủy xám. Hội chứng này cụ thể là gì? Có nguy hiểm không?
Contents
Đôi điều về bệnh viêm tủy xám
Bệnh viêm tủy xám là một bệnh truyền nhiễm do virus bại liệt gây ra nên còn gọi là bệnh bại liệt. Virus bại liệt xâm nhập cơ thể con người và tấn công vào các dây thần kinh có nhiệm vụ điều khiển chức năng vận động. Các đợt bùng phát bệnh viêm tủy xám lớn ở Hoa Kỳ diễn ra lần cuối vào đầu những năm 1950. Bệnh đã được loại trừ tại nhiều quốc gia trên thế giới kể từ khi vắc xin bại liệt ra đời. Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đến năm 2013 chỉ có 3 quốc gia còn người dân mắc bệnh viêm tủy xám là Afghanistan, Nigeria và Pakistan.
WHO ước tính có khoảng 12 triệu người trên toàn thế giới bị tàn tật ở các mức độ khác nhau như một hậu quả của bệnh viêm tủy xám. Tại Mỹ, một nửa trong số những người mắc bại liệt còn sống sót bị liệt.
Hội chứng sau viêm tủy xám là gì?
Đã từ rất lâu, những người vượt qua được căn bệnh viêm tủy xám họ quên đi nỗi ám ảnh về căn bệnh này và có một cuộc sống tích cực với tình trạng sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, đến cuối những năm 1970, họ lại thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường mới như: Cơ thể mệt nhọc, đau đớn, khó thở, khó nuốt, suy yếu cơ và nhiều vấn đề khác. Giới chuyên gia trong lĩnh vực y tế gọi đây là hội chứng sau viêm tủy xám (viết tắt là PPS).
Hội chứng này còn gọi là hội chứng sau bệnh bại liệt. Hội chứng xuất hiện sau từ 10 đến 20 năm người bệnh mắc bệnh bại liệt với triệu chứng điển hình là tình trạng suy yếu cơ như yếu cơ chân và các cơ khác.
Theo ước tính, có khoảng 60% bệnh nhân từng mắc bại liệt sẽ gặp phải hội chứng này ở thời điểm nhiều năm sau mắc bệnh. Ở bệnh nhân bại liệt càng cao tuổi, nguy cơ mắc hội chứng sau bệnh bại liệt càng cao. Những người đã từng trải qua bệnh bại liệt với triệu chứng càng nặng thì các biểu hiện của hội chứng sau bệnh bại liệt càng nghiêm trọng.
Hội chứng sau bệnh bại liệt có nguy hiểm không? Đây không phải bệnh đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng nó có thể gây suy giảm khả năng vận động, làm giảm sút chất lượng sống của người bệnh.
Triệu chứng của hội chứng sau viêm tủy xám
Hội chứng sau bệnh bại liệt sẽ xuất hiện với các dấu hiệu cảnh báo như:
- Bệnh nhân gặp tình trạng mệt lử giống như đang mắc cúm và triệu chứng này có xu hướng trầm trọng hơn mỗi ngày. Càng vận động nhiều, cảm giác mệt mỏi càng gia tăng. Cũng chính trạng thái mệt lử này dẫn đến khó tập trung, giảm sút trí nhớ.
- Những bệnh nhân khác có thể lại gặp phải tình trạng đau cơ, mỏi cơ bắp, cơ bắp yếu hơn khi vận động và đỡ hơn khi nghỉ ngơi. Có những bệnh nhân bị co thắt, co giật cơ bắp.
- Các triệu chứng khác ở bệnh nhân mắc hội chứng sau viêm tủy xám có thể bao gồm khó ngủ, khó nói, khó nuốt, khó thở.
Các chuyên gia sẽ chẩn đoán bệnh qua việc hỏi bệnh sử, khám lâm sàng. Không có một xét nghiệm đặc hiệu nào cho hội chứng sau bại liệt. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm công thức máu toàn phần, bảng chuyển hóa toàn diện, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính, điện cơ đồ, xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu, xét nghiệm nồng độ Creatine kinase trong máu.
Tìm hiểu thêm: Tập yoga có nên uống whey? Giải đáp thắc mắc
Nguyên nhân gây hội chứng sau viêm tủy xám
Virus gây bệnh bại liệt làm tổn thương hoặc phá hủy các nơron thần kinh vận động khiến các sợi cơ bị “bỏ rơi” dẫn đến trạng thái tê liệt. Ở những bệnh nhân đã vượt qua căn bệnh này, họ khôi phục được khả năng vận động khi các tế bào thần kinh không bị ảnh hưởng “đâm chồi” và kết nối lại với các tế bào bị bỏ rơi trước đây.
Tuy nhiên, hội chứng sau viêm tủy xám lại xảy ra sau khi khỏi bệnh từ 10 – 20 năm và được giới chuyên môn cho là có liên quan đến những căng thẳng thần kinh và lao động thể chất quá mức. Các tế bào thần kinh và hệ thần kinh cơ được tái thiết phải làm việc quá sức khiến các cơ bắp, khớp xương bị “kiệt sức”. Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng là yếu tố “cộng hưởng” dẫn đến hội chứng này.
Ngoài ra, cũng có những giả thuyết cho rằng hội chứng sau bệnh bại liệt cũng có thể do virus gây ra. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục cho giả thuyết này.
Kiểm soát và điều trị hội chứng sau viêm tủy xám
Những người mắc hội chứng sau viêm tủy xám gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Họ có thể cần đến sự hỗ trợ của nạng, xe lăn, xe điện, khung tập đi,… Sống chung với hội chứng này đồng nghĩa với việc họ phải sống chung với những khuyết tật mới và đó có thể là một trải nghiệm cực khủng khiếp khiếp họ hồi tưởng lại căn bệnh quái ác mà mình mắc phải từ nhiều năm trước đây.
>>>>>Xem thêm: Chống say xe bằng gừng: Phương pháp giảm say tàu xe tiết kiệm, an toàn
Họ nên được kiểm tra sức khỏe định kỳ, duy trì chế độ ăn uống phù hợp để tránh tăng cân quá mức. Nếu có thói quen dùng rượu bia hay thuốc lá, tốt nhất họ nên từ bỏ rượu bia, cai thuốc lá ngay lập tức.
Trong cuộc sống hàng ngày, họ cũng nên tránh các hoạt động gây đau đớn, lạm dụng cơ bắp. Hãy tiết kiệm năng lượng và giải phóng cơ bắp bằng cách hạn chế hoạt động không cần thiết, sử dụng thiết bị hỗ trợ để cơ bắp được tăng thời gian nghỉ ngơi.
Tùy mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể sẽ được trị liệu ngôn ngữ, trị liệu thần kinh, vật lý trị liệu,… Một số loại thuốc giảm đau, chống co thắt, chống mất ngủ, trầm cảm, hạn chế tình trạng khó thở,… cũng có thể được sử dụng.
Người mắc hội chứng sau viêm tủy xám cần tìm đến sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia để được chăm sóc về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Họ cũng có thể chủ động tìm hiểu thông tin trên các mạng lưới giáo dục hoặc cộng động mắc hội chứng PPS để có thể cải thiện chất lượng cuộc sống ở mức cao nhất.
Xem thêm:
- Hội chứng Sipple: Nguyên nhân và cách điều trị
- Hiểu về hội chứng Sjögren: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể