Trầm cảm kháng trị: Nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp

Cảm giác buồn bã và tuyệt vọng có thể xảy ra đối với bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm. Đặc biệt là trầm cảm kháng trị, các cảm giác đó sẽ trở nên mãnh liệt hơn, kéo dài và khó điều trị, ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khỏe bệnh nhân.

Bạn đang đọc: Trầm cảm kháng trị: Nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp

Theo số liệu thống kê cho thấy, khoảng 2/3 bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm không đáp ứng tốt các loại thuốc điều trị. Những trường hợp trầm cảm kháng trị đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng và các rủi ro đối với sức khỏe người bệnh. Vậy chứng trầm cảm kháng trị là gì? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh như thế nào? Hãy tham khảo bài viết này của Kenshin.

Tổng quan về bệnh trầm cảm kháng trị

Bệnh trầm cảm (Depression) là căn bệnh rối loạn về tâm trạng tinh thần phổ biến. Bệnh nhân sẽ xuất hiện dấu hiệu như tâm trạng buồn bã, khóc lóc, mất động lực và giảm hứng thú trong mọi việc. Trong quá trình chữa bệnh, một số trường hợp đã gặp phải tình trạng kháng điều trị còn gọi là trầm cảm kháng trị.

Trầm cảm kháng trị: Nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp 1

Chứng trầm cảm kháng trị gây ảnh hưởng sức khỏe tinh thần

Trầm cảm kháng trị xảy ra khi bệnh nhân không thể cải thiện tốt bệnh sau khi áp dụng phương pháp điều trị bệnh. Ở một số trường hợp, người bị trầm cảm sẽ được cân nhắc sử dụng thuốc hoặc điều trị tâm lý nhằm cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, quá trình điều trị này không hoàn toàn mang đến hiệu quả tốt đối với bệnh nhân. Vì vậy, nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài không hiệu quả, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để tìm kiếm phương pháp phù hợp hơn.

Để thuận tiện cho việc thăm khám và kiểm tra, các bác sĩ thường dựa vào một số những biện pháp như:

  • Sử dụng các câu hỏi cần thiết để tìm hiểu về những điều tác động đến bệnh trầm cảm của bệnh nhân.
  • Kiểm tra và tổng hợp các loại thuốc bệnh nhân đã sử dụng trước đó.
  • Cân nhắc kỹ hơn về khả năng thích ứng với những biện pháp điều trị bệnh khác.
  • Trao đổi trực tiếp với bệnh nhân về hiệu quả sử dụng thuốc điều trị và tìm kiếm phương pháp trị bệnh tốt hơn.
  • Cân nhắc về các biến chứng gây ảnh hưởng đối với sức khỏe người bệnh.
  • Chẩn đoán và đưa ra các đánh giá về mức độ ảnh hưởng sức khỏe đối với bệnh nhân.

Những nguyên nhân gây ra trầm cảm kháng trị

Trầm cảm kháng trị có thể xảy ra với hầu hết mọi người và do ảnh hưởng bởi một số các yếu tố:

Các vấn đề về sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc không đúng cách có thể dẫn đến trầm cảm kháng trị như sau:

  • Uống thuốc không đủ theo chỉ định: Thuốc trầm cảm nên uống từ 6 – 8 tuần để phát huy tốt tác dụng. Do đó, việc sử dụng thuốc không đủ thời gian có thể gây ra tình trạng kháng trị bệnh.
  • Uống sai liều hoặc bỏ liều: Việc sử dụng sai hoặc bỏ liều thuốc làm ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh trầm cảm.
  • Tương tác thuốc: Thuốc trầm cảm không nên sử dụng chung với một số loại thuốc khác. Khi uống cùng lúc, các tương tác thuốc có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Một số tác dụng phụ khác: Trong quá trình trị bệnh, nhiều bệnh nhân đã gặp phải những tác dụng phụ của thuốc trầm cảm. Điều này không tốt đối với bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tốt hơn.

Trầm cảm kháng trị: Nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp 2

Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến trầm cảm kháng trị

Gen di truyền

Gen di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó kiểm soát và gây trầm cảm kháng trị. Tuy nhiên, các xét nghiệm gen chưa hoàn toàn xác định chính xác về loại thuốc chống trầm cảm phù hợp với mỗi bệnh.

Tình trạng sức khỏe

Một số bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, tuyến giáp, chán ăn,… cũng góp phần gây bệnh trầm cảm. Ngoài ra, việc lạm dụng chất kích thích sẽ đi kèm với bệnh trầm cảm. Đồng thời, nó sẽ làm khởi phát bệnh nghiêm trọng hơn trong khi dùng thuốc chống trầm cảm.

Chẩn đoán nhầm

Ở vài trường hợp, người bệnh đã bị chẩn đoán nhầm bệnh trầm cảm. Bệnh nhân có thể bị chẩn đoán sai do mắc các bệnh tương tự trầm cảm như rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn cảm xúc do một số chất gây nghiện gây ra.

Điều trị trầm cảm kháng trị

Sử dụng phương pháp xâm lấn trong điều trị trầm cảm kháng trị. Khi sử dụng thuốc không hiệu quả, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định các phương pháp xâm lấn để chữa trị trầm cảm kháng trị.

  • Tiêm Ketamine thông qua đường tĩnh mạch: Sử dụng liều lượng vừa đủ để hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh và duy trì được những tác dụng kéo dài vài ngày đến vài tuần.
  • Liệu pháp xung điện: Đây là biện pháp được áp dụng khá phổ biến. Chuyên gia sẽ dùng một liều điện từ có trường độ thích hợp để dẫn truyền đến não bộ bệnh nhân. Điều này cố ý tạo ra cơn co giật ngắn, nhỏ nhằm thay đổi chất hóa học trong não và hỗ trợ đảo ngược triệu chứng bệnh. Liệu pháp này thường sử dụng khi bệnh nhân đang ngủ.
  • Kích thích thần kinh phế vị (Vagus Nerve Stimulation – VNS): Bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng cấy vào ngực để kích thích dây thần kinh của bệnh nhân. Xung điện này sẽ được truyền từ thiết bị đến dây thần kinh phế vị và tập trung ở trung tâm của não bộ giúp làm thuyên giảm triệu chứng bệnh.
  • Kích thích từ trường xuyên sọ (Repetitive Transcranial Magnetic Stimulation – rTMS): Áp dụng từ trường nhằm kích thích tế bào thần kinh ở não để cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh.

Tìm hiểu thêm: Đau đầu sét đánh: Nguyên nhân và các triệu chứng phổ biến

Trầm cảm kháng trị: Nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp 4
Cần có cách điều trị phù hợp cho bệnh trầm cảm kháng trị

Lưu ý quan trọng hỗ trợ chữa trị trầm cảm kháng trị

Trong quá trình điều trị trầm cảm kháng trị, bệnh nhân nên lưu ý một số điều sau để hỗ trợ chữa trị tốt hơn:

Tuân thủ nghiêm túc trong điều trị

Sử dụng thuốc đúng liều lượng và đúng thời điểm trong ngày. Tham gia tái khám đúng hẹn và các buổi tổ chức hỗ trợ tư vấn điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Không tuân thủ đúng trong quy định điều trị, bệnh trầm cảm sẽ dễ dàng qua trở lại và bệnh nhân có thể gặp dấu hiệu giống với cai nghiện. Hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ nếu gặp các vấn đề về tác dụng phụ của thuốc.

Quản lý tâm trạng căng thẳng

Tâm trạng căng thẳng thường làm nghiêm trọng thêm bệnh trầm cảm và giảm hiệu quả chữa trị bệnh. Những vấn đề cơ bản về cuộc sống, kinh tế tài chính, công việc,… có thể góp phần làm tâm trạng căng thẳng hơn. Để hạn chế tình trạng và quản lý tâm trạng căng thẳng, người bệnh có thể tham gia các bộ môn như yoga, thiền, thái cực quyền,…

Vấn đề giấc ngủ

Giấc ngủ là một trong các yếu tố quan trọng trong điều trị trầm cảm. Ngủ không ngon giấc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng tập trung và quá trình hồi phục của người bệnh. Khi cảm thấy khó ngủ, bệnh nhân nên tìm kiếm những phương pháp để cải thiện hoặc tham vấn ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ.

Không sử dụng rượu bia và chất kích thích

Việc sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến bệnh và gây khó điều trị hơn. Do đó, trong quá trình chữa bệnh, bệnh nhân không nên uống rượu bia hay dùng các chất kích thích nguy hiểm.

Tập thể dục thể thao thường xuyên

Sức khỏe cơ thể có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của con người. Đặc biệt là bệnh nhân đang chữa trị trầm cảm kháng trị. Việc tập thể dục thể thao giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và thuyên giảm hiệu quả triệu chứng bệnh. Vì vậy, người bệnh nên tạo cho mình thói quen tập luyện thể thao phù hợp.

Trầm cảm kháng trị: Nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp 3

>>>>>Xem thêm: Đường huyết tăng cao vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tập luyện thể thao giúp hỗ trợ tích cực trong điều trị bệnh trầm cảm kháng trị

Trầm cảm kháng trị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần của người bệnh, vậy nên bệnh nhân và người nhà nên tuân thủ đúng theo chỉ định bác sĩ và chăm sóc sức khỏe đúng cách để cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *