Hội chứng sợ độ sâu (Batophobia) – Vấn đề tâm lý không hiếm gặp

Hội chứng sợ độ sâu không còn là cái tên xa lạ. Mặc dù không mấy hiếm gặp, nhưng bạn vẫn nên chú ý, không nên xem thường hội chứng này. Đối với những người mắc phải chứng sợ độ sâu thường sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe tâm lý và chất lượng của cuộc sống trong những chuyến đi. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề tâm lý: Hội chứng sợ độ sâu.

Bạn đang đọc: Hội chứng sợ độ sâu (Batophobia) – Vấn đề tâm lý không hiếm gặp

Hội chứng sợ độ sâu là một vấn đề tâm lý mà ai ai cũng có thể mắc phải. Đối với nhiều người đây vẫn còn là sự ám ảnh khiến họ luôn cảm thấy lo ngại về cuộc sống, đặc biệt là khi nhìn thấy những hình ảnh các hố sâu và hồ nước rộng… Vậy hội chứng sợ độ sâu là gì? Có đáng lo ngại không?

Hội chứng sợ độ sâu là gì?

Hội chứng sợ độ sâu hay còn gọi với cái tên là Bathophobia, cái tên này bắt nguồn từ Hy Lạp với nghĩa của từ “Bathos” là độ sâu hoặc chiều sâu và “Phobos” có nghĩa là ác cảm và sợ hãi. Có thể nói đây được xem là một nỗi sợ hãi phi lý liên quan đến độ sâu của nước. Người bị hội chứng này luôn mang trong mình cảm giác lo sợ, e ngại khi tiếp xúc với môi trường nước như biển, bể bơi hay những cảnh tượng có chiều sâu sự vực thẳm, đường hầm hoặc cũng có thể là các không gian sâu rộng khác.

Những người mắc phải hội chứng này luôn muốn tránh xa, không muốn tiếp cận đến những nơi có độ sâu. Trong suy nghĩ họ luôn liên tưởng những điều không may có thể xảy ra, gây cho tâm trí họ một nỗi ám ảnh sâu đậm. Mặc dù chính bản thân của những người mắc phải hội chứng sợ độ sâu có thể tự nhận thức được nỗi sợ của họ và vô tình những nỗi ám ảnh sợ hãi đó gây cho họ một rào cản đối với cuộc sống.

Hội chứng sợ độ sâu (Batophobia) - Vấn đề tâm lý không hiếm gặp 1

Hội chứng sợ độ sâu là một vấn đề tâm lý mà ai ai cũng có thể mắc phải

Nguyên nhân gây hội chứng sợ độ sâu?

Lý do hình thành nên trong bạn một cảm giác sợ hãi và ám ảnh những không gian có chiều sâu có thể là:

  • Liên quan đến quá khứ: Có thể là trong quá khứ bạn gặp phải một tai nạn hoặc một sự cố không mong muốn ở những nơi như hồ nước, giếng nước hay không gian có chiều sâu. Hình thành nên trong suy nghĩ của bạn nổi ám ảnh và những suy nghĩ tiêu cực đối với những nơi có độ sâu.
  • Liên quan đến di truyền: Các yếu tố liên quan đến gen di truyền cũng có thể là nguyên nhân khiến cho nhiều người mắc chứng sợ độ sâu từ khi mới sinh ra.
  • Liên quan đến văn hóa và môi trường: Bên cạnh đó các yếu tố liên quan đến môi trường sống hay văn hóa cũng góp một phần không nhỏ trong việc hình thành nên các nỗi sợ trong suy nghĩ. Không những thế các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình thường xuyên đưa tin đến các sự kiện kinh hoàng liên quan đến nước sâu, vô tình gây cho bạn một mối lo lắng và sợ hãi trong tâm trí. Từ đó làm gia tăng khả năng bạn mắc phải hội chứng sợ nước sâu.
  • Liên quan đến thần kinh: Các yếu tố như thần kinh và tâm thần cũng sẽ là nguyên do gây nên cho bạn chứng sợ độ sâu. Nếu không biết phát hiện và điều trị kịp thời rất có thể sẽ gây nên nỗi ám ảnh lớn và gây căng thẳng cho bạn trong một thời gian dài.

Có thể thấy có rất nhiều những nguyên nhân lý giải cho mắc phải hội chứng sợ độ sâu. Vì thể, bạn nên chủ động chú ý đến sức khỏe thần kinh của mình và hãy đến gặp bác sĩ để nhanh chóng được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Cách làm bột rau diếp cá không cần máy sấy cụ thể như thế nào?

Hội chứng sợ độ sâu (Batophobia) - Vấn đề tâm lý không hiếm gặp 2
Sợ độ sâu xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Làm thế nào để vượt qua chứng sợ độ sâu?

Để vượt qua chứng sợ độ sâu bạn cần cải thiện nhiều yếu tố xoay quanh bản thân bạn và môi trường bạn sinh sống. Nhằm làm giảm các ảnh hưởng từ nỗi sợ tác động lên cuộc sống của bạn, bạn cần sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Nhờ họ, bạn sẽ cảm thấy mình có một điểm tựa để có thể mạnh mẽ vượt qua nỗi sợ.

Đầu tiên, để vượt qua nỗi sợ về độ sâu hay một không gian nào đó bạn cần hít thở thật sâu khi đối diện với nó. Việc chuyển đổi hơi thở có thể tạo cho bạn một cảm giác thư giãn thoải mái hơn bao giờ hết. Nó không chỉ giúp bạn bình tĩnh hơn mà còn giúp bạn giảm bớt căng thẳng.

Thứ hai, chính là tin vào hiện thực và hướng đến những điều tốt đẹp. Nếu đối diện với một hồ nước sâu hay một không gian rộng hơn, bạn đừng nên suy nghĩ đến những vấn đề không may hay những tai nạn kinh hoàng. Thay vào đó hãy cảm nhận cơ thể mình sẽ được tận hưởng và tập trung vào những điều trong hiện tại. Cách làm này có thể giúp bạn tránh rơi vào những suy nghĩ tiêu cực và kiểm soát tình huống một cách tốt hơn.

Hội chứng sợ độ sâu (Batophobia) - Vấn đề tâm lý không hiếm gặp 3

>>>>>Xem thêm: Những điều bạn nên biết về bệnh thiếu máu

Hãy gặp bác sĩ tâm lý nên nỗi sợ của bạn ở tình trạng báo động

Ngoài ra, công tác hỗ trợ đảm bảo an toàn ở nơi bạn trải nghiệm cũng nên được đề cao. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi đối mặt với nỗi sợ của mình. Sự kiên nhẫn trong suy nghĩ và những hành động sẽ là một bước đệm giúp bạn từ từ vượt qua nỗi sợ của bản thân.

Có thể thấy, hội chứng sợ độ sâu tuy không quá nguy hiểm nhưng nó có thể làm cho cuộc sống của bạn trở nên căng thẳng hơn. Nếu mức độ cho hội chứng ngày càng tăng cao, bạn nên gặp các bác sĩ tâm lý để có liệu pháp điều trị phù hợp.

Các bài viết liên quan

  1. Những cạm bẫy tâm lý mà con người dễ vấp phải

  2. Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?

  3. Gender dysphoria là gì? Gender dysphoria có những triệu chứng gì?

  4. Sexual abuse là gì? Tác hại của sexual abuse đối với sức khỏe

  5. Tìm hiểu Halo Effect là gì? Những tác động của Halo Effect tới cuộc sống hàng ngày

  6. Choáng ngợp là gì? Nên làm gì khi bị choáng ngợp?

  7. Hồi hộp lo lắng điềm gì hay là lời cảnh báo bệnh lý?

  8. Anger issues là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát hiệu quả anger issues

  9. Cách cải thiện tinh thần sau ly hôn bạn nên biết

  10. Vì sao bạn không kiểm soát được cảm xúc? Biểu hiện và cách điều trị

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *