Hầu hết chúng ta đưa ngón tay hoặc bàn tay lên mặt vô số lần trong ngày mà không hề nhận ra. Nhưng bạn có bao giờ để ý mùi hôi phát ra từ tay của mình hay không?
Bạn đang đọc: 6 lý do khiến tay bạn có mùi và cách ngăn chặn hôi tay hiệu quả
Các mùi hôi ở tay thường là tạm thời và có xu hướng tự hết. Bàn tay và móng tay có xu hướng bốc mùi đơn giản vì chúng đang chạm vào những thứ khác nhau. Tuy nhiên, một số nguyên nhân như thực phẩm, đồ uống và thuốc có thể làm tăng mùi cơ thể và mùi trên tay của bạn. Vậy tại sao tay bạn có mùi hôi, và làm sao để khắc phục tình trạng này?
Contents
Bạn đã chạm vào những đồ vật có mùi
Các loại thực phẩm hăng như hành tây hoặc tỏi có mùi giống như lưu huỳnh, có thể lưu lại trên tay sau khi chạm vào chúng. Bạn cũng có thể nhận thấy mùi mốc hoặc mùi kim loại sau khi chạm vào đồng xu hoặc các kim loại chứa sắt khác, xảy ra khi các hợp chất trong kim loại bị phân hủy khi có dầu trên da bạn.
Mùi tiếp xúc thường tự biến mất, nhưng bạn có thể đẩy nhanh quá trình này bằng cách cọ xát tay với vật bằng thép không gỉ (như nĩa, thìa hoặc vòi) hoặc rửa tay bằng xà phòng. Mặc dù các nghiên cứu chưa xem xét kỹ lưỡng khả năng khử mùi của thép không gỉ, nhưng người ta cho rằng mùi còn sót lại sẽ được chuyển ra khỏi da khi chúng liên kết với các phân tử của thép.
Những thức ăn, đồ vật nặng mùi có thể dễ dàng lưu lại trên tay của bạn
Đồ ăn yêu thích của bạn
Khi nhắc đến thực phẩm hoặc đồ uống có mùi mạnh, hãy nghĩ đến: Tỏi, hành tây, cà ri và rượu. Những loại thực phẩm này không chỉ có xu hướng đọng lại trong hơi thở của bạn, mà còn được bài tiết qua các tuyến mồ hôi có trên khắp cơ thể, bao gồm cả trên lòng bàn tay. Và khi mồ hôi trộn lẫn với vi khuẩn trên da, bạn có thể bắt đầu cảm thấy mùi khó chịu.
Bạn sẽ nhận thấy mùi biến mất khi thức ăn hoặc đồ uống đi sâu hơn vào đường tiêu hóa và cuối cùng rời khỏi hệ thống cơ thể của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ngăn bàn tay của mình không bị mùi trong khi chờ đợi, hãy rửa sạch bằng xà phòng diệt khuẩn.
Bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới
Bắt đầu một đơn thuốc mới? Một số loại thuốc nhất định có thể khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, điều này có khả năng chuyển thành mùi dễ dàng hơn trên tay của bạn. Những loại thuốc này bao gồm:
- Thuốc ức chế cholinesterase được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ, bao gồm Aricept, Exelon và Razadyne.
- Thuốc được sử dụng để điều trị cơn đau, chẳng hạn như OxyContin, Percocet và Vicodin.
- Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) thường được sử dụng để điều trị trầm cảm và lo lắng, bao gồm Lexapro, Prozac và Zoloft.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng được sử dụng để điều trị các tình trạng bao gồm trầm cảm và OCD, chẳng hạn như Elavil, Norpramin và Pamelor.
Penicillin là một thủ phạm gây mùi phổ biến khác. Mặc dù nó không làm cho bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, như thức ăn hoặc đồ uống có mùi mạnh, các hợp chất của nó vẫn có thể được bài tiết qua các tuyến mồ hôi trên khắp cơ thể, gây ra mùi khi mồ hôi trộn lẫn với vi khuẩn trên da của bạn.
Rửa bằng xà phòng diệt khuẩn có thể giúp bạn chống lại mùi hôi cho các loại thuốc ngắn hạn như một đợt penicillin. Nhưng nếu bạn đang đối phó với mùi hôi tay do một loại thuốc được kê đơn để sử dụng lâu dài, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để được điều chỉnh liều hoặc thử một loại thuốc khác.
Tìm hiểu thêm: Sự khác nhau giữa siêu âm 2D 3D 4D 5D là như thế nào?
Những loại thuốc điều trị có thể gây mùi cho cơ thểBạn đổ mồ hôi rất nhiều
Nếu lòng bàn tay của bạn dường như thường xuyên bị đổ mồ hôi có mùi hoặc mùi tanh, bạn có thể bị nhiễm bromhidrosis. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NLM), chứng rối loạn bromhidrosis, đặc trưng bởi đổ mồ hôi quá nhiều, có thể khiến bàn tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể có mùi khó chịu.
Khắc phục: Bromhidrosis không phải do vệ sinh kém, nhưng không rửa tay thường xuyên có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Bạn cũng có thể kiểm soát mồ hôi bằng cách sử dụng chất chống mồ hôi trên lòng bàn tay của mình. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, các phương pháp điều trị như iontophoresis (phương pháp truyền dòng điện nhẹ qua bề mặt da để giảm tiết mồ hôi) hoặc tiêm Botox cũng có thể hữu ích.
Bạn bị nấm móng tay
Nhận thấy mùi hôi như bàn chân trên tay của bạn? Nếu dấu hiệu đặc biệt quanh móng tay của bạn, bạn có thể đang đối mặt với bệnh nấm móng tay, hoặc bệnh mà các bác sĩ gọi là nấm móng. Nấm có nhiều khả năng tấn công ở móng chân hơn, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến móng tay. Ngoài mùi hôi như phô mai thối, móng tay bị nấm có thể dày, màu vàng hoặc hơi trắng, giòn, dễ vỡ vụn hoặc có hình dạng méo mó.
Trong một số trường hợp, thuốc trị nấm móng không kê đơn có thể chống lại nấm hiệu quả, mặc dù có thể mất hàng tháng để thấy kết quả. Các trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng có thể cần thuốc chống nấm tại chỗ hoặc uống theo toa.
>>>>>Xem thêm: Chấn thương đầu là gì? Các dạng chấn thương đầu bạn nên biết
Nấm móng tay có thể gây ra mùi hôi khó chịu nếu không được điều trị hiệu quảBạn đang gặp phải vấn đề về sức khỏe
Một số vấn đề sức khỏe nhất định có thể khiến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả bàn tay, phát ra mùi bất thường. Mùi trái cây ngọt ngào có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường chưa được chẩn đoán, trong khi mùi giống như chất tẩy trắng có thể cho thấy một người bị bệnh gan hoặc thận.
Nếu bạn nhận thấy cơ thể và bàn tay của bạn phát ra mùi hôi, bạn có thể đang đối mặt với trimethylaminuria – một chứng rối loạn chuyển hóa xảy ra khi cơ thể không thể phân hủy trimethylamine. Khi trimethylamine tích tụ trong cơ thể, nó có thể bắt đầu được thải ra ngoài qua mồ hôi, nước tiểu hoặc hơi thở. Nếu bạn nghi ngờ một tình trạng bệnh lý đằng sau bàn tay nặng mùi của mình, hãy đến gặp bác sĩ, bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra kế hoạch điều trị.
Mùi khó chịu trên tay của bạn tồn tại trong một hoặc hai ngày có thể không phải là điều đáng lo ngại, đặc biệt là nếu bạn chạm vào hoặc ăn thứ gì đó có mùi nặng. Nhưng nếu bạn đang đối mặt với mùi hôi tay hoặc cơ thể mà bạn không thể giải thích được nguyên nhân hoặc tình trạng đó dường như không thuyên giảm, hãy đến ngay bác sĩ để được chản đoán và hỗ trợ điều trị.
Bảo Hân
Nguồn: Livestrong
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể