Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan, nhất là ở đối tượng trẻ nhỏ. Nếu không phát hiện và có phương pháp điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, biết cách phòng bệnh tay chân miệng là phương pháp hiệu quả giúp bố mẹ chủ động phòng tránh bệnh cho con.
Bạn đang đọc: 6 cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả dành cho trẻ
Việc bố mẹ biết cách phòng bệnh tay chân miệng cho con là vô cùng cần thiết và quan trọng bởi hiện nay, căn bệnh này chưa có vaccine phòng ngừa. Vậy, để chủ động phòng bệnh tay chân miệng cho con, bố mẹ nên làm thế nào? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc chú ý theo dõi.
Contents
Tổng quan về bệnh lý tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính do virus đường ruột gây ra. Hai chủng virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 là hai chủng virus thường gặp nhất gây ra căn bệnh này. Trong đó, nguy hiểm hơn cả là các trường hợp mắc bệnh do Enterovirus 71, so với chủng virus Coxsackie A16 thì Enterovirus 71 sẽ làm cho tốc độ bệnh diễn tiến nhanh hơn, nguy cơ gặp biến chứng cũng cao hơn và nguy hiểm nhất là khiến cho trẻ tử vong. Ngoài hai virus này thì một số loại virus khác như Coxsackie A4 – A7, A9, A10 và Coxsackie B1 – B3, B5 cũng có thể gây bệnh.
Thông thường, bệnh tay chân miệng sẽ có một số biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như sốt, đau họng, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó nuốt,… Sau đó, một số các triệu chứng điển hình hơn sẽ xuất hiện như bị nổi phát ban đỏ trên da, các nốt phát ban phần lớn tập trung ở niêm mạc miệng, lòng bàn chân, lòng bàn tay và vùng mông.
Tay chân miệng có thể lây lan rất nhanh và trở thành dịch bệnh phức tạp
Bệnh tay chân miệng sẽ xảy ra ở mức độ nhẹ và hoàn toàn có thể tự khỏi nếu người bệnh được chăm sóc và điều trị đúng cách tại nhà. Ngược lại, nếu phát hiện bệnh muộn hoặc chăm sóc, điều trị không đúng cách thì bệnh có thể trở nặng, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như viêm cơ tim, viêm não, phù phổi cấp,…
Bệnh dễ dàng lây nhiễm chủ yếu là do sự tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, các giọt bắn và dịch tiết ra từ các nốt ban của người bệnh phát tán ra ngoài không khí sau khi người bệnh hắt hơi, ho,… Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, virus tay chân miệng có khả năng tồn tại rất lâu ở môi trường bên ngoài, do đó, trẻ hoàn toàn có thể bị lây nhiễm bệnh do tiếp xúc với các đồ vật, mặt phẳng chứa virus gây bệnh.
6 cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ
Do chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc đặc trị, bệnh cũng có thể bị đi bị lại nhiều lần, cho nên, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ có ý nghĩa rất quan trọng, giảm thiểu tối đa khả năng trẻ có thể mắc bệnh. Để bảo vệ cho sức khỏe trẻ, bố mẹ sẽ cần thực hiện 6 cách phòng bệnh tay chân miệng như sau:
Vệ sinh cho trẻ thật cẩn thận
Bố mẹ nên vệ sinh cơ thể cho trẻ thật cẩn thận. Tạo cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm quan trọng như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi, ho, xì mũi,… Đồng thời, bố mẹ và những người chăm sóc cho trẻ trước khi thay tã, cho trẻ ăn và thực hiện các hoạt động chăm sóc trẻ khác cũng nên rửa tay thật sạch với xà phòng khử khuẩn.
Vệ sinh cá nhân cho trẻ thật cẩn thận là cách phòng bệnh hiệu quả
Đảm bảo vệ sinh ăn uống
Để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ cũng như bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách toàn diện, bố mẹ nên đặc biệt chú ý đến an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ. Bố mẹ sẽ cần rửa tay, rửa các nguyên liệu thật sạch trước khi nấu ăn, bên cạnh đó, cần giữ các đồ dùng nấu ăn thật sạch sẽ khử trùng đúng cách. Mẹ cần lựa chọn các nguyên liệu nấu ăn cẩn thận, ưu tiên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ. Không chỉ có thế, mẹ cũng nên đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi, không cho trẻ mút tay, ăn bốc, không mớm cơm cho trẻ và bảo quản thức ăn của trẻ thật cẩn thận.
Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ
Các đồ dùng của trẻ, đồ chơi và nhất là những đồ chơi chung cần được vệ sinh thường xuyên, khử trùng sau mỗi lần trẻ chơi hoặc hàng ngày. Nên rửa đồ chơi, đồ dùng của trẻ với xà phòng và các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng dành cho trẻ, sau đó hãy tráng lại với nước sạch và lau thật khô, bố mẹ cũng có thể sử dụng máy khử trùng để khử trùng đồ dùng của trẻ. Riêng với những đồ chơi không thể rửa nước, cách tốt nhất là bố mẹ nên sử dụng cồn khử khuẩn lau sạch đồ chơi và không để trẻ đưa đồ chơi vào miệng.
Cách ly trẻ với người bệnh
Cách ly trẻ là việc rất quan trọng bởi tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh chóng. Ngoài ra, phụ huynh cũng hạn chế để cho trẻ chạm tay lên mắt, lên mặt, mũi và miệng của mình. Bởi, virus có thể tồn tại rất lâu trên tay trẻ và có thể gây bệnh khi trẻ thực hiện các hoạt động như đưa tay lên miệng, lên mặt. Tốt nhất là không để trẻ chạm tay lên mặt khi chưa rửa tay.
Vệ sinh nhà thật sạch sẽ
Như đã đề cập ở trên, virus tay chân miệng có thể tồn tại rất lâu ngoài môi trường. Do đó, phụ huynh cần dọn dẹp, lau chùi và khử trùng không gian sống một cách cẩn thận và thường xuyên. Biện pháp này không chỉ giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng mà còn giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý phức tạp khác ở trẻ nhỏ và cả người lớn. Đặc biệt, bố mẹ cần chú ý vệ sinh các bề mặt được trẻ chạm vào và tiếp xúc nhiều như bàn ăn, ghế, tay nắm cửa,… để ngăn ngừa sự lây truyền của bệnh tay chân miệng.
Thăm khám khi có dấu hiệu mắc bệnh
Bố mẹ cần theo dõi thể trạng của trẻ một cách sát sao. Một khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường, giống với bệnh tay chân miệng, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị cho con mà cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phác đồ điều trị đúng đắn. Cho trẻ thăm khám sớm khi trẻ có các dấu hiệu như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì,…
Tìm hiểu thêm: Phản xạ không điều kiện là gì và tại sao nó quan trọng?
Đưa trẻ đi thăm khám nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc bệnh
Chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ có thể tự khỏi bệnh tại nhà sau khoảng từ 7 đến 10 ngày và thời gian này có thể rút ngắn hơn. Để chăm sóc trẻ đúng cách, bố mẹ cần lưu ý:
- Cho trẻ uống các loại thuốc giảm đau, hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn không gian sống, các vật dụng, đồ chơi của trẻ cũng như các bề mặt mà trẻ thường xuyên tiếp xúc.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ mỗi ngày.
- Nếu trẻ mắc bệnh, bố mẹ cần cách ly trẻ và cho trẻ nghỉ học, rửa tay, khử khuẩn trước và sau khi tiếp xúc với trẻ.
- Giặt riêng khăn mặt, quần áo của trẻ mắc bệnh. Có thể ngâm quần áo qua với dung dịch cloramin B hoặc nước sôi.
- Cho trẻ dùng riêng các vật dụng cá nhân như cốc, chén, muỗng, ly, cốc,…
- Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người xung quanh.
Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm và rất dễ lây lan thành dịch nếu như việc vệ sinh cho trẻ không được đảm bảo. Do đó, hãy luôn thận trọng và chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ bằng các biện pháp đặc thù.
>>>>>Xem thêm: Ảnh hưởng của tình trạng mất ngủ tuổi 60 đến sức khỏe
Ghi nhớ một số lưu ý để chăm sóc trẻ đúng cách
Trên đây là 6 biện pháp phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ rất đơn giản, dễ thực hiện lại mang lại hiệu quả cao. Mong rằng những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh thật nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể