Khi sức đề kháng bị suy yếu thì hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm, do đó việc tăng cường hệ thống miễn dịch chính là tăng cường sức đề kháng. Việc tăng cường sức đề kháng là tằng khả năng để phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập gây bệnh, nhất là trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
Bạn đang đọc: 5+ Dấu hiệu cho thấy bé có sức đề kháng yếu mà bạn cần phải lưu ý
Để có một cơ thể khoẻ mạnh thì bé cần có sức đề kháng tốt, nhưng làm sao để biết bé có sức đề kháng yếu để hỗ trợ kịp thời, chúng ta cùng tham khảo những đặc điểm dưới đây của bé nhé.
Contents
Vai trò của sức đề kháng đối với sức khỏe của bé
Sức đề kháng có thể được hiểu là hàng rào chắn, ngăn chặn các tác nhân xấu xâm hại làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển và hệ miễn dịch non nớt của bé. Khi bé không có sức đề kháng cũng như hệ thống miễn dịch của bé yếu sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm như ho sốt, cảm cúm, viêm họng…
Vì vậy, sức đề kháng tốt có vai trò vô cùng quan trọng đối với bé. Một cơ thể khoẻ mạnh sẽ chống lại các bệnh tật và giúp bé phát triển về mặt thể chất và tinh thần. Do đó, các phụ huynh cũng cần lưu ý đến vấn đề chăm sóc bé để bé có một sức đề kháng tốt, tránh làm hệ miễn dịch của bé suy giảm gây ra các bệnh thông thường không đáng có.
Sức đề kháng là hàng rào chắn, ngăn chặn các tác nhân xấu xâm nhập
Những dấu hiệu sức đề kháng của bé yếu
Hay ốm vặt
Những bé đang trong thời gian đầu lọt lòng sẽ nhận được một số lượng kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ, từ đó hệ miễn dịch của bé sẽ dần được hình thành và hoàn thiện. Thời gian này bé sẽ rất nhạy cảm với môi trường cũng như những thay đổi từ bên ngoài. Đặc biệt với những bé có hệ miễn dịch yếu hoặc khả năng đề kháng kém thì khi môi trường hay thời tiết bên ngoài thay đổi bé sẽ dễ mắc bệnh hơn. Sức đề kháng càng kém thì bé càng hay ốm hơn.
Bé bị mất nước
Như chúng ta đã biết, cơ thể con người chứa 70% cơ thể là nước. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc trao đổi chất cũng như điều hoà quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Đối với bé thì càng không thể thiếu nước vì nó giúp bé thúc đẩy nhanh quá trình hấp thu dưỡng chất cũng như loại bỏ các chất cặn bã có hại ra ngoài. Và nếu bé bị thiếu nước cơ thể bé sẽ bị suy nhược và dễ mắc các triệu chứng như: Da khô, viêm mạc lưỡi, khi khóc không có nước mắt, mắc trũng, tiểu ít…
Xem thêm: Suy nhược cơ thể là gì? Những triệu chứng bạn đang bị suy nhược cơ thể
Bé thèm đường
Bé thèm đường cũng là một trong những nguyên nhân cho thấy sức đề kháng của bé yếu. Nhưng nếu vì vậy mà lạm dụng quá nhiều các chất ngọt sẽ làm quá trình tăng trưởng của bé bị rối loạn, gây ra các bệnh như béo phì, tiểu đường,… làm cho sức đề kháng của bé bị yếu đi.
Bé biếng ăn
Với bé có cơ thể khoẻ mạnh và sinh hoạt bình thường sẽ ăn uống một cách tự nhiên và thèm ăn những món có màu sắc hấp dẫn là điều bình thường, nhưng nếu bé có biểu hiện chán ăn hay không thích thú với các món ăn thì phụ huynh nên để tâm đến, vì đây cũng là một trong những dấu hiệu bé đang bị bệnh hay mệt mỏi. Khi không có nguồn thức ăn nạp vào thì sức đề kháng của bé sẽ đi xuống theo.
Bé tiêu hoá kém
Tình trạng dễ thấy nhất ở sức đề kháng yếu là tiêu hoá bị rối loạn, đi ngoài phân sống. Vì hệ miễn dịch của bé kém nên quá trình trao đổi các chất trong cơ thể bé vì đó mà rối loạn theo, làm cho quá trình tiêu hoá của bé cũng trở nên khó khăn hơn.
Bé có khả năng chịu đựng kém
Khi tham gia các hoạt động ngoài trời hay vận động thể thao, bé sẽ dễ mệt mỏi, không có sức bền hay cơ thể bé luôn uể oải không có tinh thần vui chơi. Tinh thần đờ đẫn, mệt mỏi buồn ngủ… cũng là biểu hiện bé có sức đề kháng kém.
Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc giảm mỡ máu hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng
Sức đề kháng yếu có thể làm bé dễ bị ốm vặt
Một số biện pháp giúp cải thiện sức đề kháng cho bé
Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn từ lúc sinh đến 18 tháng để cơ thể bé hấp thu được một số chất đề kháng nhất định có trong sữa mẹ. Còn đối với những bé có độ tuổi lớn hơn cần bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng tuỳ vào từng độ tuổi của bé.
Để giúp bé cải thiện hệ miễn dịch phụ huynh nên tăng cường thêm rau xanh, rau củ. Cung cấp các vitamin cho bé để hệ miễn dịch của bé tốt hơn. Đặc biệt cần tránh những đồ ăn nhanh, các đồ ăn quá nhiều chất béo hay dầu mỡ cần được hạn chế tối đa. Bởi vì theo nghiên cứu cho thấy thức ăn nhanh có hàm lượng đường và chất béo khá cao sẽ làm suy giảm khả năng bảo vệ cơ thể, các vi khuẩn đường ruột có lợi sẽ bị tấn công và tiêu diệt bởi khuẩn có hại, gây hậu quả nghiêm trọng về quá trình tiêu hoá ở bé.
Ngoài vấn đề ăn uống, cần cho bé tập thể dục thể thao và các hoạt động vui chơi thể thao ngoài trời, mang lại tinh thần thoải mái, và ngủ đủ giấc để bé hấp thu các chất một cách tốt nhất, tăng cường hệ miễn dịch.
Đảm bảo các lịch tiêm chủng đúng lịch và độ tuổi của bé.
Không nên để bé tiếp xúc với các môi trường có khả năng gây bênh vì có thể sẽ làm khả năng miễn dịch trong cơ thể bé yếu.
Không tự ý cho bé uống các loại kháng sinh hay thuốc giảm đau mà chưa có sự kê khai của bác sĩ. Nếu dùng không đúng liều lượng hoặc không đúng thuốc sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, hoặc có thể làm mất khả năng miễn dịch của bé, phụ huynh nên thật để ý tới những vấn đề này.
>>>>>Xem thêm: Sàng lọc thể mang đánh giá nguy cơ di truyền bệnh lý
Cần bổ sung đa dạng rau xanh và hoa củ quả cho bé
Sức đề kháng vô cùng quan trọng với sức khoẻ của bé, nên phụ huynh cần nắm bắt rõ bé cần và thiếu gì để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt càng phải chú ý tới những tình trạng nên trên để chăm sóc bé tốt hơn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bé.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hơp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể