4 tháng cho bé ăn dặm được chưa? Ăn dặm đúng cách ở bé 4 tháng tuổi

Mỗi bé có những cột mốc phát triển khác nhau, vì vậy thời gian bắt đầu ăn dặm cũng có thể khác nhau. Thông thường, bé có thể ăn dặm từ thời điểm 6 tháng, tuy nhiên một số bé có thể bắt đầu giai đoạn này sớm hơn. Vậy “4 tháng cho bé ăn dặm được chưa?”, “Có nhất thiết phải ăn dặm ở mốc 6 tháng tuổi không?”, “Bé ăn dặm đúng cách là như thế nào?”,…

Bạn đang đọc: 4 tháng cho bé ăn dặm được chưa? Ăn dặm đúng cách ở bé 4 tháng tuổi

Hãy cùng Kenshin tìm hiểu và lựa chọn cách ăn dặm phù hợp cho các bé trong bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là ăn dặm ở bé?

Ăn dặm là giai đoạn cho bé tập làm quen và sử dụng các loại thực phẩm thô hơn sữa mẹ, gồm các loại tinh bột, các loại vitamin từ rau củ quả, các chất từ thịt, trứng, cá… Tuy nhiên, ăn dặm không thể thay thế cho sữa mẹ hoàn toàn trong 1 năm đầu ở bé. Tùy vào mỗi bé mà thời điểm ăn dặm có thể bắt đầu khác nhau, thông thường trong khoảng từ 6 tháng tuổi và kết thúc giai đoạn này ở mốc 1 tuổi.

4 tháng cho bé ăn dặm được chưa?

Khi bé 4 tháng cho bé ăn dặm được chưa? Lựa chọn thời điểm ăn dặm thích hợp cho bé là một điều quan trọng bởi điều này giúp cơ thể bé được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, ngoài ra bé còn có thể luyện tập được thói quen ăn uống từ nhỏ.

Hiện nay, các biện pháp ăn dặm rất đa dạng và được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn cho con như ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm BLW,… Mỗi phương pháp ăn dặm đều có đặc điểm và hiệu quả riêng, chính vì vậy việc lựa chọn và sử dụng là một điều vô cùng quan trọng, góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Bé 4 tháng sẵn sàng ăn dặm khi có các biểu hiện như sau:

  • Bé có thể ngồi vững;
  • Miệng bé luôn tóp tép, đưa lưỡi từ bên này sang bên kia;
  • Bé đòi bú sữa liên tục và dường như sữa không đủ đáp ứng cho bé;
  • Thích khi thấy người khác ăn hay “thòm thèm” khi được mớm ăn.

4-thang-cho-be-an-dam-duoc-chua-1

4 tháng cho bé ăn dặm được chưa?

Ăn dặm đúng cách ở bé 4 tháng tuổi

Ăn dặm là một giai đoạn quan trọng của bé sau sinh, vậy câu hỏi được đặt ra “Ăn dặm đúng cách là ăn như thế nào?”. Tùy vào sự phát triển của bé, hoàn cảnh xã hội mà mẹ bỉm có thể lựa chọn những phương pháp ăn dặm khác nhau, tuy nhiên dưới đây là một số nguyên tắc chung về ăn dặm mà mẹ cần đảm bảo:

Ăn từ thức ăn loãng đến đặc

Bé mới được sinh ra, thức ăn đầu tiên chính là sữa mẹ hay sữa công thức. Khi mẹ muốn tập cho bé ăn dặm thì nên từ từ chuyển dạng thức ăn từ loãng sang đặc bởi các loại thức ăn loãng sẽ giúp bé tiêu hóa một cách dễ dàng, không bị nghẹn khi hấp thu. Khi bé đã dần quen, có thể bắt đầu cho bé ăn một số loại đặc hơn, dần dần sang ăn thô, các hạt cơm lợn cợn và cuối cùng là ăn cơm.

4-thang-cho-be-an-dam-duoc-chua-3

Luyện tập cho bé ăn thức ăn từ dạng loãng đến đặc

Ăn từ lượng ít đến lượng nhiều

Bé nên được tập ăn từ ít đến nhiều, khoảng thời gian đầu nên tập ăn từ 1 muỗng sau đó tăng dần lên về lượng thức ăn cũng như số bữa ăn trong ngày. Vì là giai đoạn tập ăn dặm nên không cần đặt nặng vào việc bé ăn được nhiều hay không bởi ăn quá nhiều có thể dẫn đến khó tiêu gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

Ăn từ thức ăn ngọt sang mặn

Thời gian đầu khi chuyển sang ăn dặm, mẹ có thể tự vào bếp làm bột ăn dặm bằng cách kết hợp xay nhuyễn các loại rau củ quả và sữa mẹ hay sữa công thức. Sự kết hợp này làm cho thức ăn dặm có vị gần như sữa mẹ nên bé sẽ cảm thấy quen thuộc và thích thú hơn, sau đó mẹ dần dần sử dụng thêm các loại bột mặn cho các thực phẩm tươi sống như cá, thịt, trứng,… Tuy nhiên cần chú ý vì một số loại hải sản có thể gây dị ứng với bé.

Trong trường hợp bé không thích món ăn này, mẹ có thể chuyển sang món khác và sau vài ngày có thể thử lại cho bé. Điều này góp phần khuyến khích trẻ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách phòng tránh gãy xương cụt

4-thang-cho-be-an-dam-duoc-chua-4
Mới tập ăn dặm nên cho bé làm quen lượng ít đến tăng dần

Sữa mẹ vẫn đóng vai trò nguồn thức ăn chính

Mẹ đừng quên rằng giai đoạn này mới chỉ là tập làm quen cho bé ăn dặm, nên ăn dặm không thể thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ nhé! Không nên bắt bé ăn dặm quá nhiều và giảm đi lượng sữa mỗi ngày, đồng thời không vì tiết kiệm thời gian hay các lý do nào khác mà cho bé ăn dặm hoàn toàn trong khoảng thời gian này.

Lựa chọn thực phẩm như thế nào cho bé bắt đầu ăn dặm?

Một số loại thực phẩm có thể sử dụng để chế biến cho bé mới bắt đầu ăn dặm:

  • Thực phẩm chứa protein – đạm: Thịt bò, thịt gà, thịt heo, tôm, cá, cua,… lựa chọn đồ tươi sống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có nguồn gốc rõ ràng.
  • Thực phẩm chứa tinh bột: Các loại bánh mì nhưng cần cắt miếng nhỏ vừa ăn cho bé để không bị nghẹn, hóc. Các loại thức ăn từ gạo như cháo cũng cần xay nhuyễn để dễ tiêu hóa.
  • Thực phẩm giàu vitamin: Rau củ quả cần được lựa chọn kỹ càng, có nguồn gốc xuất xứ. Nên mua theo mùa để hạn chế nguy cơ bị phun thuốc trừ sâu.

4-thang-cho-be-an-dam-duoc-chua-5

>>>>>Xem thêm: Bật mí cách chăm sóc da dầu nhạy cảm

Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch chế biến thức ăn dặm cho bé

Khi chế biến các loại thực phẩm trên, mẹ không nên sử dụng gia vị như muối, bột ngọt, hạt nêm,… và ưu tiên các loại tươi, sống, sạch. Ngoài ra, mẹ nên kết hợp các bữa ăn dặm cùng các loại nước ép trái cây để bổ sung vitamin C nhằm tăng cường đề kháng.

Ở giai đoạn tập ăn dặm, việc lựa chọn phương pháp phù hợp với sự phát triển của bé là quan trọng, song song đó cũng cần chọn mua và chế biến những thực phẩm kỹ càng để đảm bảo cho sức khỏe của bé. Mẹ nên áp dụng các nguyên tắc ăn dặm để giúp bé có thể làm quen và thích nghi dần. Hi vọng bài viết này có thể giải đáp cho câu hỏi “4 tháng cho bé ăn dặm được chưa?” của các mẹ bỉm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *